Diễn đàn chùa lương điền

-‘๑’- chualuongdien.forumvi.com -‘๑’

Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Giải Trí Hàng Đầu Việt Nam



Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

6th September 2012, 10:05
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
1. Khi đến chùa, chúng ta thường nghe nói 4 chữ TỪ BI HỶ XẢ, vậy Phật tử hiểu ý nghĩa 4 chữ đó như thế nào?
TỪ, BI, HỶ, XẢ còn gọi là Tứ vô lượng tâm, nghĩa là 4 cái tâm rộng lớn vô cùng, giúp chúng ta thoát khỏi các thứ hẹp hòi, phiền não, tạo nên sự thương yêu rộng lớn bao trùm đến vô lượng chúng sinh, và tìm phương cứu khổ cho tất cả chúng sinh.
2. Trình bày về tâm TỪ?
TỪ là lòng thương yêu chúng sinh và cố gắng mang lại niềm vui cho chúng sinh.
o) Thương yêu ở đây là thương yêu không toan tính, ích kỷ, không phân biệt thân sơ, khác hẳn tình thương hạn hẹp trong gia đình, quyến thuộc, đất nước. Lòng TỪ vượt qua khỏi mọi ranh giới, và không chỉ thương yêu con người mà còn thương cả các loài vật, các chúng sanh khác trongvũ trụ.
o) Mang lại niềm vui ở đây không phải là những cái vui giả tạm ở thế gian như tiền tài, danh vọng, giải trí v.v... mà là cái vui chân thật của sự giải thoát, tránh xa các phiền não, ô nhiễm.
3. Trình bày về tâm BI?
o) BI là lòng thương xót trước những nỗi khổ của chúng sanh và tìm phương cứu khổ.
o) Nỗi khổ của chúng sanh thật là mênh mông không kể hết được. Thí dụ: sanh, lão, bệnh, tử, lũ lụt, hỏa hoạn, người thân chia lìa, người khác kết oán gây thù, những ước mơ không thành tựu v.v... (chúng ta sẽ học kỹ hơn trong bài Tứ Diệu Đế).
o) Đối tượng của tâm Bi:
– Kẻ nghèo nàn, đau ốm: thì chúng ta giúp đỡ về vật chất để họ vượt qua khó khăn.
– Kẻ cô đơn, hoặc dốt nát, sa đọa: thì ta giúp đỡ về tinh thần, về đạo đức, để
họ sáng suốt hơn, không chê bai, khinh rẻ họ.
Tóm lại, TỪ BI của Phật giáo là “cứu khổ, ban vui”, không chỉ là những giọt nước mắt suông mà phải thể hiện bằng việc làm từ thiện cụ thể, quyết tâm làm cho chúng sanh hạnh phúc.
4. Trình bày về tâm HỶ?
Tâm HỶ là vui theo cái vui của chúng sanh, vui theo sự thành công của người khác.
o) Vui theo không có nghĩa là đồng lõa với những việc xấu, mà chỉ vui theo những việc nhân từ, chân chính của người khác.
o) Nhờ tâm HỶ mà chúng ta không ganh tị, bực tức khi thấy người khác giỏi giang hơn mình, thành công, sung sướng hơn mình.
o) Niềm vui lớn nhất là PHÁP HỶ, nghĩa là vui với Chánh pháp, ham mê nghe kinh, học đạo, thích sự tu hành. Chính niềm vui thích đó giúp chúng ta tinh tấn trên con đường tu.
5. Trình bày về tâm XẢ?
XẢ là buông bỏ, không chấp, không kể.
o) Khi dư của cải, chúng ta nên xả bỏ, nghĩa là đem bố thí.
o) Khi làm được việc gì tốt, chúng ta không kể công, không tự hào.
o) Khi có ai không cùng quan điểm, ý kiến với ta, ta cũng không tranh chấp.
o) Tha thứ lỗi lầm của người khác, không ghi nhớ, không thù hận.
6. Khi học Phật Pháp, chúng ta thường nghe nhắc đến TAM HUỆ. Vậy Tam Huệ là gì?
TAM HUỆ là 3 sự sáng tỏ mà mọi Phật tử đều phải trải qua mới đưa đến sự giác ngộ. Đó là VĂN
HUỆ, TƯ HUỆ và TU HUỆ.
o) VĂN: là lắng nghe giáo pháp, học hỏi ở thầy, bạn, hoặc học từ kinh sách.
o) TƯ: là suy xét, nghiền ngẫm các giáo pháp ấy, xem đúng sai, lợi hại thế nào.
o) TU: là áp dụng giáo pháp vào đời sống tu hành của mình, thực hành những điều Phật dạy.
7. Hãy trình bày mối liên hệ giữa Văn, Tư và Tu?
Văn, Tư, Tu là ba giai đoạn không thể thiếu trên đường tu tập.
o) Trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu giáo lý của Đức Phật, như tìm một bản đồ để biết đường đi, không lạc lầm, mê tín. (Văn)
o) Sau đó, phải suy xét giáo lý ấy, vì Phật không hề áp chế con người, mà rất tôn trọng nhận thức của con người, giúp con người làm chủ trước khi quyết định tin theo một giáo thuyết nào. (Tư)
o) Cuối cùng là phải thực hành giáo pháp ấy thì mới có kết quả an lạc, giải thoát. Nếu chỉ học lý thuyết suông mà không thực hành thì suốt đời chúng ta vẫn cứ phiền não, trầm mình trong luân hồi sanh tử. (Tu)

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài Viết Liến Quan

    Bài viết mới cùng chuyên mục

      TỪ BI HỶ XẢ - VĂN TƯ TU EmptyTỪ BI HỶ XẢ - VĂN TƯ TU Empty