Diễn đàn chùa lương điền

-‘๑’- chualuongdien.forumvi.com -‘๑’

Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Giải Trí Hàng Đầu Việt Nam



Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

6th September 2012, 09:53
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin

1. Người khai sáng đạo Phật là ai?
Người khai sáng đạo Phật là đức Phật Thích-ca Mâu-ni.
2. Trước khi xuất gia, Ngài tên là gì? Con của ai? Ở nước nào?
– Trước khi xuất gia, ngài là Thái tử Tất-đạt-đa,
– Con của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma-da,
– Ở nước Ấn Độ.
3. Khi một người phàm ra đời thì gọi là “đầu thai”, nhưng Phật Thích-ca ra đời người ta dùng những chữ gì? Ýnghĩa thế nào?
Người ta dùng những chữ:
– Đản sanh: là sự ra đời vui vẻ, làm xán lạn cõi đời.
– Thị hiện: là hiện ra bằng xương bằng thịt cho người đời thấy được.
– Giáng sanh: là từ chỗ cao quý mà hiện xuống một chỗ thấp kém hơn để sinh ra.
Ý nghĩa là ca ngợi sự tôn quý của Đức Phật. Ngài không phải xuống trần để trả nghiệp như chúng ta mà để đem lại niềm an lạc hạnh phúc cho chúng ta, giúp chúng ta tìm được con đường giác ngộ.
4. Đức Phật đản sanh ngày nào?
Ngày rằm tháng 4 âm lịch, gọi là ngày Phật Đản.
5. Đức vua Tịnh Phạn đã cưới vợ cho Thái tử Tất-đạt-đa, mong cột chân Thái tử trong cung vàng điện ngọc. Vậy người vợ ấy tên gì? Sinh ra người con tên gì?
– Người vợ là công chúa Da-du-đà-la.
– Người con là La-hầu-la, sau này cũng theo Đức Phật xuất gia.
6. Nguyên nhân gì khiến Thái tử Tất-đạt-đa xuất gia tìm đạo?
Nhận thấy sự đau khổ của kiếp người là sinh, lão, bệnh, tử, Ngài muốn tìm một con đường giải thoát cho chúng sinh, nên Ngài xuất gia tìm đạo.
7. Chữ Thích-ca Mâu-ni có nghĩa là gì?
– Thích-ca: nghĩa là hay phát khởi lòng từ bi.
– Mâu-ni: nghĩa là tâm hồn luôn luôn yên tĩnh.
Thích-ca Mâu-ni nghĩa là người hay phát khởi lòng từ bi mà tâm hồn luôn luôn yên tĩnh.
8. Đầu tiên Đức Phật tu theo phương pháp gì?
Đầu tiên Ngài theo phương pháp khổ hạnh, có khi mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, và phơi mình giữa trời mưa nắng hoặc giá lạnh. Nhưng kết quả chỉ làm cơ thể suy kiệt chứ không tìm ra chân lý.
9. Sau đó Ngài đã tu hành thế nào?
Ngài tắm gội sạch sẽ, ăn uống vừa đủ, rồi ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề, thề nếu không chứng đạo thì bỏ xác tại đây. Ngài ngồi thiền 49 ngày đêm, chứng đạo thành Phật.
10. Sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ-đề, Đức Phật bắt đầu truyền đạo:
Buổi thuyết pháp đầu tiên diễn ra tại đâu?
– Tại vườn Lộc Uyển
Ai là những người nghe pháp đầu tiên?
– 5 anh em Kiều-trần-như.
Bài pháp đầu tiên Đức Phật thuyết giảng là gì?
– Bài Tứ diệu đế
Đức Phật đã thuyết pháp tất cả bao nhiêu năm?
– 49 năm
11. Trong 49 năm thuyết pháp, Đức Phật đã hóa độ những ai?
Ngài hóa độ tất cả các hạng người, từ vua quan, quý tộc cho đến ngoại đạo, nô lệ, kỹ nữ, tướng cướp, những người thuộc giai cấp hạ tiện.v.v... với tinh thần bình đẳng không phân biệt.
12. Bảng tóm tắt các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời Đức Phật:
- Đản sanh: ngày rằm tháng 4 âm lịch
- 19 tuổi xuất gia: ngày 8 tháng 2 âm lịch
- 30 tuổi thành đạo: ngày 8 tháng 12 âm lịch
- 80 tuổi nhập Niết Bàn: ngày rằm tháng 2 âm lịch
ĐỐ VUI PHẬT PHÁP
BÀI 3: THỜ PHẬT, LẠY PHẬT, CÚNG PHẬT
1. Ý nghĩa thờ Phật là gì?
-Chúng ta thờ Phật để tỏ lòng biết ơn Ngài đã dẫn dắt chúng ta đi theo con đường sáng suốt.
- Thờ Phật để luôn nhìn thấy gương mẫu của Ngài, với các đức tính từ bi, trí tuệ, thanh tịnh, từ đó nhắc nhở chúng ta làm điều thiện, không làm việc sai trái.
2. Ý nghĩa lạy Phật là gì?
Ngày xưa khi Đức Phật còn sống, các đệ tử thường cúi xuống hôn chân Phật và đặt trán mình lên đó để tỏ lòng tôn kính. Ngày nay tuy Đức Phật đã nhập diệt, chúng ta vẫn xem như Ngài còn tại thế nên cúi lạy giống như cử chỉ hôn chân Phật.
3. Ý nghĩa cúng Phật là gì?
Ngày xưa, các thí chủ cúng dường để phụng dưỡng Đức Phật. Ngày nay chúng ta vẫn cúng dường như thế để xem như Phật vẫn còn bên cạnh chúng ta, dạy dỗ chúng ta tu tập.
4. Chúng ta thường thờ vị Phật nào?
- Thờ vị Phật nào cũng được: A-di-đà, Dược Sư, Quán Thế Âm Bồ Tát... tùy ý thích của mỗi người thấy phù hợp với vị Phật đó. Thờ một vị Phật tức là thờ cả mười phương chư Phật, vì tất cả Phật đều cùng một tánh sáng suốt, thanh tịnh như nhau.
- Tuy nhiên, ta nên thờ Phật Thích-ca Mâu-ni, vì đây là người khai sáng đạo Phật, gọi là Phật Bổn sư, làvị Phật xuất hiện nơi thế giới này trong thời hiện tại.
- Và nhất là chú ý không nên thờ cùng lúc nhiều hình tượng Phật trên một bàn thờ, làm mất đi vẻ trang nghiêm và sự nhất tâm cung kính khi lễ Phật.
5. Lạy Phật mấy lạy là đúng? Tại sao?
- Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng (Tam bảo).
- Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta lạy bao nhiêu cũng được, càng lạy nhiều càng tăng phước đức.
- Khi lạy 5 vóc phải sát đất (đầu, hai tay, hai gối), nếu không sẽ mắc tội ngã mạn lễ Phật. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ
tâm thành kính hướng về Phật là tốt.
6. Chúng ta nên cúng Phật món gì?
- Đúng phép là cúng Phật 5 món: hoa, đèn, hương, trái cây, nước trong (có thể thêm cơm trắng).
- Nhưng với lòng thương kính, hình dung như Phật còn sống bên ta, có thể cúng những món mà ta nấu nướng thanh tịnh, như cháo, chè, bánh, cơm chay v.v... Ví như nhà có ông bà tôn quý, ta có món gì ăn cũng thành kính “dâng mời” một tiếng. Ta cũng “dâng mời” Phật như thế để tỏ tấm lòng của ta, chứ Phật nào có ăn!
7. Gia đình nghèo không đủ tiền mua hoa và trái cây thì sao?
Không sao cả! Một nhánh bông dại hái ngoài đồng đem cúng Phật cũng tốt, một trái mận trong vườn cũng tốt. Tấm lòng tôn kính mới thật là quý giá.
8. Cao cả nhất là cúng Phật những gì?
Tốt nhất là chúng ta giữ giới thanh tịnh, tập cho tâm hồn đừng xao động, mê nhiễm, và cố gắng học hỏi giáo pháp của Phật.

BÀI 4: TAM QUY, NGŨ GIỚI
1. Quy y nghĩa là gì?
- Quy: là trở về; Y: là nương tựa; Quy y là trở về nương tựa. Quy y cũng có nghĩa là kính vâng, phục tùng.
2. Tam bảo nghĩa là gì?
- Tam là 3; bảo là quý báu; Tam bảo là 3 ngôi quý báu: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
- Phật bảo: là đấng giác ngộ sáng suốt, là những tượng Phật chúng ta đang thờ.
- Pháp bảo: là những lời dạy của Đức Phật, là những kinh điển đang lưu truyền.
- Tăng bảo: là những vị xuất gia, truyền trao lại lời dạy của Đức Phật
3. Quy y Tam bảo là gì? Tại sao phải quy y Tam bảo?
Quy y Tam bảo là trở về nương tựa 3 ngôi quý báu Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta phải quy y Tam bảo để được hướng dẫn vào con đường chân chánh, làm những điều thiện lành, thoát khỏi khổ đau.
4. Lợi ích của Quy y Tam bảo?
Người Phật tử quy y Tam bảo thì khỏi đọa lạc vào ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
5. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử phải giữ Ngũ giới. Vậy Ngũ giới là gì?
Ngũ giới là 5 điều ngăn cấm mà Phật đã chế ra, để chúng ta đừng đi theo đường xấu.
Gồm có:
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
- Không sát sanh: là không giết hại sanh mạng từ loài người cho tới loài vật, vì sanh mạng vô cùng quý giá.
- Không trộm cắp: là không lấy của người khác mà không có sự ưng thuận, cho phép của họ.
- Không tà dâm: là không quan hệ nam nữ bất chánh, hoặc ngoại tình, đi bia ôm, xem phim bậy bạ...
- Không nói dối: là không nói sai sự thật gây tổn hại cho người khác.26 ĐỐ VUI 27 PHẬT PHÁP
- Không uống rượu: là không dùng những chất gây say sưa, nghiện ngập, kể cả cờ bạc, cá độ, hút chíchma túy...
6. Lợi ích chính của việc không sát sanh?
- Không bị người giết hại.
- Sống thọ, không chết yểu.
- Tránh được chiến tranh.
7. Lợi ích chính của sự không trộm cắp?
- Không bị người khác trộm cắp.
- Được giàu sang sung sướng.
8. Lợi ích chính của sự không tà dâm?
- Gia đình hạnh phúc.
- Được sắc đẹp vẹn toàn.
9. Lợi ích chính của sự không nói dối?
- Có uy tín, được tin tưởng giao cho công việc quan trọng.
- Không bị kẻ khác lừa gạt.
10. Lợi ích chính của sự không uống rượu?
- Được thông minh, trí tuệ.
- Gia đình hạnh phúc, con cái ít bệnh tật.

BÀI 5: BỔN PHẬN PHẬT TỬ TẠI GIA
1. Các bổn phận của người Phật tử tại gia?
Người Phật tử tại gia có 5 bổn phận:
- Bổn phận đối với bản thân.
- Bổn phận đối với gia đình.
- Bổn phận đối với người ngoài gia đình.
- Bổn phận đối với xã hội.
- Bổn phận đối với Phật pháp.
2. Bổn phận của Phật tử đối với bản thân?
a. Giữ Ngũ giới.
b. Sám hối những việc sai trái đã làm.
c. Phát triển hạnh lành, làm việc thiện.
d. Học hỏi giáo lý của Đức Phật.
3. Bổn phận của Phật tử đối với gia đình?
a. Hiếu thảo với cha mẹ.
b. Chung thủy trong cuộc sống vợ chồng.
c. Nuôi dạy con cái chu đáo.
d. Nhường nhịn, giúp đỡ anh chị em
- Đặc biệt là hướng dẫn mọi người trong gia đình tin tưởng Phật pháp, tu tập đúng lời Phật dạy.
4. Bổn phận của Phật tử đối với người ngoài gia đình?
a. Vâng lời thầy cô, chăm học, hạnh kiểm tốt.
b. Giúp đỡ bạn bè học hành tiến bộ.
c. Hòa nhã, tương trợ xóm giềng, bà con.
5. Bổn phận của Phật tử đối với xã hội?
a. Làm tròn nghĩa vụ công dân, tuân thủ luật pháp.
b. Tham gia các phong trào xã hội, làm từ thiện.
c. Sống gương mẫu để mọi người có thiện cảm với đạo Phật.
6. Bổn phận của Phật tử đối với Phật pháp?
a. Lạy Phật, tụng kinh, cúng dường chư Tăng.
b. Học hỏi giáo lý, chọn pháp môn phù hợp với mình để tu tập.
c. Nhiệt tình truyền bá Chánh pháp.
7. Hiếu thảo với cha mẹ phải làm mấy phần?
Phải làm tất cả 4 phần:
- Hiếu tâm,
- Hiếu dưỡng,
- Hiếu hạnh,
- Hiếu đạo.
8. Hiếu tâm là như thế nào?
Là sự thương yêu, tôn kính chân thành từ lòng mình vì nghĩ đến sự vất vả sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
9. Hiếu dưỡng là như thế nào?
Là chăm sóc cha mẹ về vật chất.
Thí dụ:
- Đỡ đần công việc, lo miếng ăn, thức uống, áo quần, nhà cửa...
- Cha mẹ đau ốm thì lo thuốc men, chăm sóc.
- Cha mẹ qua đời thì lo tang chế chu đáo.
10. Hiếu hạnh là như thế nào?
Là làm cho cha mẹ hãnh diện vì những đức hạnh tốt đẹp của con.
Thí dụ:
- Học hành chăm ngoan được nhà trường khen ngợi.
- Hiền lành, hòa nhã với mọi người, tiếng lành bay về cha mẹ.
- Cứu giúp người nghèo khổ, cha mẹ thơm lây.

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

6th September 2012, 09:54
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
11. Hiếu đạo là như thế nào?
Là hướng dẫn cha mẹ đi vào con đường thánh thiện, để đời này và đời sau cha mẹ được nhiều phướcbáo,không đọa lạc vào đường khổ.
Thí dụ:
- Khuyên cha mẹ tin luật nhân quả tội phước, đừng làm điều ác.
- Khuyên cha mẹ quy y Tam bảo, niệm Phật, giữ Ngũ giới, bố thí, phóng sinh...
- Nếu cha mẹ đã biết tu rồi, thì người con phải hỗ trợ thêm điều kiện tốt để cha mẹ tiến bộ. Thí dụ, cáng đáng việc nhà cho cha mẹ đi chùa, niệm Phật, thọ Bát quan trai, hoặc đưa tiền cho cha mẹ cúng dường, làm từ thiện.
- Khi cha mẹ qua đời thì cầu siêu cho cha mẹ chứ không làm đám tang rình rang, giết thịt ăn nhậu, nhưthế cha mẹ càng thêm tội, càng mau đọa địa ngục.
Tóm lại, trong 4 phần báo hiếu, có thể nói hiếu đạo là quan trọng nhất.


BÀI 6: THẬP THIỆN NGHIỆP
1. Định nghĩa thập thiện nghiệp là gì?
Thập là 10; thiện là tốt lành; nghiệp là hành động. Thập thiện nghiệp là 10 hạnh lành, có lợi cho chúng sinh trong hiện tại và tương lai.
2. Nơi đâu là chỗ phát khởi của các nghiệp?
Nghiệp lành hay nghiệp dữ của chúng ta đều phát khởi ở 3 nơi là thân, khẩu và ý.
- Thân là thân thể của ta, sinh ra những việc làm tốt xấu.
- Khẩu là miệng của ta, sinh ra những lời nói lành dữ
- Ý là suy nghĩ của ta, sinh ra những tư tưởng thiện ác.
3. Hãy kể những nghiệp lành của thân?
Thân có 3 nghiệp lành:
- Không sát sanh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
4. Hãy kể những nghiệp lành của khẩu?
Khẩu có 4 nghiệp lành:
y Không nói dối
y Không nói lưỡi đôi chiều
y Không nói thêu dệt
y Không nói lời hung ác, tục tĩu
5. Hãy kể những nghiệp lành của ý?
y Không tham lam
y Không sân hận
y Không si mê
6. Tham là gì?
Tham là khao khát, mong muốn, còn gọi là ái dục. Tham là tâm bị thu hút vào một đối tượng cần được thoả mãn. Lòng tham là cái túi không đáy, không biết bao nhiêu cho đủ.
7. Ở đời người ta thường tham lam những gì?
Người ta thường tham lam 5 món tài, sắc, danh, thực và thùy, gọi chung là ngũ dục.
- Tài: là tiền bạc, của cải (nhà cửa, ruộng vườn, vật dụng...)
- Sắc: là sắc đẹp (vật dụng, người đẹp, quần áo thời trang, sửa mắt, sửa mũi v.v...)
- Danh: là địa vị, quyền chức, tiếng thơm
- Thực: là món ăn ngon, cao lương mỹ vị, rượu thịt tràn trề.
- Thùy: là chỉ chung sự ngủ nghỉ cho sướng thân
8. Sân hận là gì? Nó có tác hại như thế nào?
Sân hận là giận hờn, hung dữ.
Sân hận có tác hại rất lớn. Nhẹ thì gây buồn khổ, mất ăn mất ngủ, mất cả nét đẹp, mất năng lực làm việc.Nặng thì đốt cháy cả công lao, sự nghiệp, giết người trong chớp mắt.
9. Si mê là gì?
Si mê là không biết nhận định đúng đắn, không phân biệt tốt xấu, cố chấp theo ý riêng của mình, hoặc nghe theo những điều mê tín dị đoan.
10. Tam độc là gì? Trong đó, món nào quan trọng nhất?
Tam độc là 3 thứ độc làm hại chúng sanh trong nhiều đời nhiều kiếp, chính là 3 món tham, sân, si vừa kể trên.
Trong 3 món đó thì si là quan trọng nhất. Bởi vì si mê không thấy được sự đúng đắn nên tham lam và sân hận mới phát khởi. Nếu tham và sân vừa phát khởi mà trí sáng suốt nhìn ra được, ngăn chặn lại, thì tham, sân sẽ bị dập tắt, chúng ta không gây ra điều xấu.
11. Trong Thập thiện nghiệp, thì vai trò của thân, khẩu và ý nơi nào quan trọng nhất?
Ý là quan trọng nhất. Vì ý dẫn dắt thân và khẩu. Có phát khởi ý nghĩ xấu thì con người mới làm việc xấu, nói điều xấu. Nếu giữ gìn cho ý được trong sạch thì thân và khẩu sẽ chỉ làm những điều thiện mà thôi.
12. Hãy đọc một bài kệ liên quan đến nghiệp của thân, khẩu và ý?
Đừng làm những việc ác,Làm tất cả việc lành.Giữ tâm ý trong sạch,Đó là lời Phật dạy.(Kinh Đại Bát Niết-bàn)
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.
(Kinh Pháp Cú - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch)

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

6th September 2012, 09:56
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
BÀI 7: TỨ NHIẾP PHÁP
1. Định nghĩa Tứ nhiếp pháp là gì?
Tứ là 4; nhiếp là thu phục; pháp là phương pháp. Lợi tha là làm lợi ích cho người khác. Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp lợi tha để thu phục chúng sanh quay về với Phật pháp.
2. Tứ nhiếp pháp gồm những phương pháp nào?
Tứ nhiếp pháp gồm 4 phương pháp là: Bố thí nhiếp, Ái ngữ nhiếp, Lợi hành nhiếp và Đồng sự nhiếp.
3. Bố thí nhiếp là gì?
Bố thí nhiếp là đem những gì mình có để cứu giúp người khác, cảm phục họ, để họ thân mến mình mà quay về với đạo.
4. Bố thí có mấy phần? Kể ra?
Bố thí có 3 phần: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
a. Tài thí: (tài là tiền của, vật chất) là đem tiền của, vật chất mà bố thí, để cứu giúp người đang nghèo khổ, hoạn nạn.
b. Pháp thí: (Pháp là giáo pháp của Đức Phật) là đem những giáo pháp quý báu của Đức Phật mà bố thí,giảng dạy cho chúng sanh. Hoặc đem những phương pháp làm ăn, nghề nghiệp dạy cho người khác, giúp họ sinh sống một cách ổn định.
c. Vô úy thí: (vô úy là không sợ hãi) là mang đến sự không sợ hãi cho chúng sanh, che chở, bảo vệ, giúphọ được bình tĩnh, yên ổn.
5. Trong tài thí có mấy phần?
Tài thí có 2 phần là ngoại tài và nội tài.
- Ngoại tài là tiền bạc, vật chất mình sở hữu.
- Nội tài là tài sản ngay nơi tự thân của chính mình, như thân thể, công sức. Người nghèo không có tiền bố thí thì vẫn giúp đỡ được người khác bằng công sức và thân thể của mình, như hiến máu nhân
đạo, hiến xác cho khoa học, hoặc bỏ công ra đắp lại đoạn đường hư, dắt cụ già qua đường v.v...
6. Ái ngữ nhiếp là gì?
Ái ngữ nhiếp là khéo léo dùng lời hòa nhã, an ủi, khuyên lơn, làm cho chúng sanh mến phục, rồi từ đó họ mới theo ta về với đạo.
7. Lợi hành nhiếp là gì?
Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói, hay hành động, khiến người sinh lòng cảm mến mà theo ta học đạo.
Thí dụ: đắp đường, bắc cầu, đẩy giúp cỗ xe nặng, giới thiệu giúp công ăn việc làm, xây nhà mồ côi, viện dưỡng lão, nấu cơm từ thiện cho bệnh viện...
8. Đồng sự nhiếp là gì?
Đồng sự nhiếp là tạo điều kiện cùng làm chung một công việc, xem công việc như một phương tiện để gần gũi, giúp đỡ cho những người làm công việc ấy, để họ cảm phục ta mà về với đạo.
Đồng sự nhiếp là phương pháp hiệu quả nhất vì chúng ta có thể làm thường xuyên mỗi ngày, và nhờ ta chung đụng với họ trong cùng một môi trường công việc nên hiểu tâm tư, ước muốn của họ hơn, có thể giúp đỡ một cách thiết thực hơn.
Và mỗi ngày ta đều nêu tấm gương tốt của người Phật tử cho họ nhìn thấy, họ sẽ rất cảm kích.
9. Tứ nhiếp pháp có những lợi ích gì?
- Về phương diện cá nhân: Ta sẽ gieo những hạt giống thiện lành cho chính ta sau này gặt hái kết quả tốt đẹp.
- Về phương diện gia đình: Mọi người đều vị tha, đức độ, thì gia đình sẽ trong ấm ngoài êm.
- Về phương diện xã hội: Ta sẽ gây được ảnh hưởng tốt lành và hoán cải được phần nào hoàn cảnh xã hội. Số người tu tập Tứ nhiếp pháp càng nhiều thì xã hội càng thuần lương, thịnh trị.

BÀI 8: NHÂN QUẢ
1. Nhân quả là gì?
Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả; nhân quả là mối quan hệ nguyên nhân đưa đến kết quả tương ứng.
Thí dụ: Hạt đậu thì sẽ trồng lên cây đậu chứ không thể ra cây bắp.
2. Hãy nói rõ hơn về mối quan hệ của nhân quả?
- Nhân và quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhân đã hàm chứa cái quả, và trong quả đã hàm chứa cái nhân.
- Thông thường thì nhân nào sẽ sinh ra quả nấy.
Thí dụ: Ta nhìn vào hạt cam thì biết nó hàm chứa quả cam trong tương lai. Ngược lại, nhìn quả cam ta biết trước kia nó xuất phát từ cái nhân là hạt cam.
Tương tự như thế, nhìn vào một người thấy cái nhân “siêng năng, đạo đức” ta đoán biết cái quả tương lai là “tốt đẹp, hạnh phúc”. Hoặc nhìn vào một người khác, thấy họ bệnh hoạn, đau khổ, nghèo khó, thì tađoán biết cái nhân trước kia là tội lỗi.
3. Quá trình từ nhân đến quả?
Từ nhân đến quả không có một thời gian nhất định, có thể nhanh, có thể chậm, tùy theo đặc tính của sự việc và sự kết hợp của các duyên.
Nhân quả bao giờ cũng diễn ra theo đúng quy luật, nhưng tùy theo các yếu tố phụ tác động vào mà có sự thay đổi về thời gian. Thí dụ, cây cam trồng đúng ba năm thì có quả, nhưng do người chủ lơ là việc chăm sóc, không bón phân, tưới nước thường xuyên, nên 4 năm cây cam mới ra quả. Sự chăm sóc, phân, nước là các yếu tố phụ tác động vào nhân, gọi là các duyên. Chính các duyên này đã làm thay đổi thời gian của chu kỳ nhân quả, khiến cây cam có trái muộn hơn.
Tương tự, một người làm ác nhưng chưa kịp trả quả thì họ đã gặp những người bạn tốt khuyên họ hồi tâm hướng thiện, khiến nhân quả xấu tạm thời gác lại, có thể đến kiếp sau mới trả. Những người bạn tốt đó là duyên lành, tác động vào quá trình nhân quả của họ.
4. Dựa vào yếu tố thời gian có thể chia làm mấy loại nhân quả?
Ta có thể chia làm 3 loại nhân quả:
- Nhân quả hiện báo: tạo nhân sẽ có quả ngay trong đời này
- Nhân quả sanh báo: tạo nhân trong đời này, có quả trong đời sau.
- Nhân quả hậu báo: tạo nhân trong đời này, đến nhiều đời sau mới có quả.
Điều này giải thích tại sao có những người làm việc thiện mà cuộc đời vẫn đau khổ, bởi quả thiện của kiếp này chưa tới, mà họ đang phải nhận lãnh quả xấu của kiếp trước. Sau khi chấm dứt quả xấu đó, tới quả thiện hiện ra thì họ mới sung sướng.
5. Nghiệp là gì? Nghiệp phát khởi từ đâu? Có mấy loại nghiệp?
- Nghiệp là những hành động có chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương ứng.
- Nghiệp phát khởi từ thân, khẩu và ý.
- Có 3 loại nghiệp: nghiệp thiện, nghiệp ác, và nghiệp không thiện không ác.
6. Thế nào là biệt nghiệp và cộng nghiệp?
Biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng cá nhân chúng sanh. Cộng nghiệp là nghiệp chung của nhiều chúng sanh.
Những người trong cùng một môi trường thì dĩ nhiên phải lãnh cái nghiệp giống nhau. Thí dụ, có 10 người cùng đi trên chiếc xe, khi lật xe thì hiểu rằng 10 người này có cùng nghiệp chung là “bị tai
nạn giao thông”. Nhưng cùng bị lật xe mà có người thương tích nặng, người thương tích nhẹ, người lại chết, nghĩa là nghiệp riêng của mỗi người khác nhau tùy theo phước đức của họ...
7. Nghiệp có thể thay đổi được không hay cố định mãi mãi?
Người đã tạo nghiệp thì phải nhận quả báo tương ứng. Nhưng nếu người đó biết ăn năn, tu tập và làm những nghiệp thiện để bù đắp lại thì quả báo sẽ xoay chuyển, có thể nhẹ đi. Cho nên Phật nói chúng ta có thể chuyển nghiệp.
Thí dụ như chuyện một anh học trò nghèo lẽ ra yểu mệnh chết sớm, nhưng trên đường đi thi anh đã cứuđược một tổ kiến khỏi chết trôi, thế là anh sống thọ tới trăm tuổi và đỗ đạt làm quan.
8. Khi hiểu rõ luật nhân quả nghiệp báo, chúng ta có những lợi ích gì trong cuộc sống hiện tại?
- Không mê tín dị đoan, tin tưởng sai lầm vào thần quyền.
- Có lòng tin vào chính bản thân, phát khởi hành động tốt.
- Không than trách, oán hận khi gặp thất bại hoặc gặp nghịch cảnh.
Chúng ta hiểu rằng cuộc đời của mình do chính mình làm chủ, không có Trời Phật hay thần linh nào ban phước giáng hoạ. Mình làm chủ đời mình bằng chính những nghiệp đã làm. Biết vậy thì cố gắng phấn đấu làm việc tốt để hưởng quả tốt. Còn khi gặp quả xấu, gặp nghịch cảnh thì cũng đừng than trách ai, mà nên tự trách mình kiếp này hoặc kiếp trước đã gây nhân xấu. Chỉ có một cách là nỗ lực không ngừng làm các điều thiện lành để chuyển nghiệp, vươn tới hạnh phúc

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

6th September 2012, 09:57
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
BÀI 9: LUÂN HỒI
1. Luân hồi là gì?
Luân là bánh xe; hồi là xoay tròn; luân hồi là sự xoay chuyển, lên xuống của mỗi chúng sanh trong 6 cõi, khi đầu thai cõi này, khi đầu thai cõi khác, tiếp nối tử sanh, sanh tử không ngừng. Hình ảnh bánh xe xoay tròn là hình ảnh rất rõ ràng mà Phật dùng để chỉ sự xoay chuyển, lên xuống ấy.
2. Hãy kể ra 6 cõi trong luân hồi?
Lục là 6; đạo là con đường. Sáu cõi (gọi là lục đạo) là 6 cảnh giới khác nhau dành cho chúng sanh, tùy theo nhân quả thiện ác thế nào mà đầu thai về nơi ấy. Sáu cõi gồm có:
1. Địa ngục: là nơi có những hình phạt nặng nề, đau đớn, dành cho những kẻ làm nhiều việc ác, tội lỗi nặng nề.
2. Ngạ quỷ: nghĩa là quỷ đói, bụng rất to nhưng cổ họng rất nhỏ, không nuốt được thứ gì, bị cơn đói hành hạ triền miên, là cảnh giới của những chúng sanh tạo nhiều nghiệp tham lam.
3. Súc sanh: là những loài thú vật, vì ngu si nên bị người ta đánh đập hoặc giết ăn thịt, là cảnh giới của những chúng sanh tạo nhiều nghiệp si mê.
4. A-tu-la: là một loại thần tánh tình hung hăng nóng nảy, lại thêm tà kiến, si mê, tin theo tà giáo, là cảnh giới của những chúng sanh tạo nhiều nghiệp sân hận.
5. Người: là cõi có vui buồn sướng khổ, thiện ác, nhưng có thể gặp được Chánh pháp mà tu tập giải thoát thành Phật. Đây là cảnh giới của những chúng sinh biết giữ theo Ngũ giới.
6. Trời: là cõi được hưởng nhiều phước báu rất sung sướng, nhưng khi hưởng hết phước vẫn có 46 ĐỐ
- Địa ngục: do tạo nhiều nghiệp ác nặng nề, phạm vào một trong các tội Ngũ nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá sự hòa hợp của Tăng chúng và làm thân Phật chảy máu hoặc không cung kính, làm ô uế hình tượng Phật), làm những điều trái ngược với luân thường đạo lý.
- Ngạ quỷ: do tạo nhân tham lam, bỏn sẻn, không biết bố thí, giúp đỡ người khác, hoặc trộm cắp cướp đoạt.
- Súc sanh: do tạo nhân si mê, sa đọa, không phân biệt tốt xấu, tin theo tà kiến.
- A-tu-la: do tạo nhân sân hận, hiếu chiến, thường giận dữ, gây gổ. Thế nên, những người làm nhiều việcthiện mà không trừ được tâm sân hận vẫn phải sanh vào cõi A-tu-la.
- Cõi người: nhờ biết tu tập giữ theo Ngũ giới.
- Cõi trời: nhờ biết tu tập Thập thiện nghiệp.
4. Con người có thể vượt qua sáu cõi luân hồi được không?
Con người có thể vượt qua sáu cõi luân hồi bằng cách tu hành đến những quả vị cao hơn như quả vị Bồ Tát, quả vị Phật, không còn luân chuyển trong con đường sinh tử nữa.
Chúng ta học bài này để nắm chắc bản đồ rồi nhắm hướng đi cho cả cuộc đời mình. Biết chắc rằng tạo nhân gì sẽ đầu thai vào cõi đó, vậy phải chọn lựa hành động, lời nói, ý nghĩ cho cẩn thận. Nếu không thoát khỏi luân hồi, thì cũng cố gắng về được 3 cõi lành, tránh xa 3 cõi ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Thế đã là tốt, rồi sẽ tu tập thêm nữa. Nếu bị sanh vào 3 cõi ác thì xem như rất khó có cơ hội được nghe Phật pháp, không có cơ hội tu hành.

BÀI 10: VÔ THƯỜNG
1. Định nghĩa vô thường là gì?
Vô: là không; thường là thường còn, vĩnh viễn; vô thường là sự không thường còn, luôn biến chuyển, thay đổi liên tục của tất cả những sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, không vĩnh viễn ở yên trong một trạng thái nào cả.thể sa đọa xuống những cõi khác thấp hơn. Đây là cảnh giới của những chúng sanh biết tu Thậpthiện nghiệp.
3. Chúng sanh gây những nghiệp nhân gì mà luân hồi vào lục đạo?
2. Hãy trình bày các giai đoạn vô thường?
+ Đối với các sự vật thì quá trình vô thường diễn
ra theo 4 giai đoạn:
– Thành: là hình thành, sinh ra
– Trụ: là tồn tại, hoạt động
– Hoại: là hao mòn, lão hóa
– Không: là mất đi, tiêu hủy
+ Đối với các hiện tượng thì vô thường có 4 giai đoạn là: sanh, trụ, dị và diệt.
Như một ngọn sóng khi mới nhô lên thì gọi là thành (sanh), nhô lên hiện rõ trên mặt nước gọi là trụ, hạ thấp dần là hoại (dị), và mất hẳn đi là không (diệt).
3. Vô thường có thể chia làm mấy loại?
Có thể chia làm 3 loại là thân vô thường, tâm vô thường và hoàn cảnh vô thường.
4. Thế nào là thân vô thường?
Thân vô thường là thân luôn luôn biến chuyển và không thường còn.
Quá trình vô thường của thân được diễn ra như sau:
- Con người sinh ra (thành)
- Lớn lên (trụ)
- Già yếu, bệnh hoạn (hoại)
- Chết đi (không)
Qui luật đó không ai tránh khỏi.
- Biết được luật vô thường, con người sẽ bình tĩnh trước cảnh đời thay đổi, tình cảm chia ly, dám hy sinh tài sản, sinh mạng để làm việc nghĩa, sáng suốt đi tìm con đường giải thoát giác ngộ.

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

Sponsored content

Danh hiệu

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài Viết Liến Quan

    Bài viết mới cùng chuyên mục

      ĐỐ VUI PHẬT PHÁP BÀI 2: LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT EmptyĐỐ VUI PHẬT PHÁP BÀI 2: LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT Empty