Diễn đàn chùa lương điền

-‘๑’- chualuongdien.forumvi.com -‘๑’

Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Giải Trí Hàng Đầu Việt Nam



Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

23rd September 2012, 09:18
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
Đề Bà Đạt Đa

Chỗ chơi: Trong vườn có nhiều cây lớn
Số lượng: Từ 5 em trở lên
Vật dụng: Nếu có 5 em chơi thì chọn 4 cây trong vườn đặt tên cho nó là những pháp môn tu học.
Ví dụ như: cây Tứ nhiếp Pháp, cây Tứ Chánh Cần, cây Bát Chánh Ðạo.v..v..

Bốn em giữ bốn cây, em còn lại không giữ cây nào là Ðề Bà Ðạt Ða (không chịu tu học).

Nghe tiếng còi, bốn em giữ cây nhanh chân đổi chỗ cho nhau.
Ðề Bà Ðạt Ða cũng cố gắng chiếm lấy một cây.
Em nào không còn giữ cây (đánh mất pháp môn tu học) sẽ là Ðề Bà Ðạt Ða.

Bi Trí Dũng.

Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng rộng
Số lượng: Từ 10 đến 40 em

Các em đứng vòng tròn.

Trưởng gọi:

- Bi: Các em đặt tay lên ngực
- Trí: Các em đặt tay lên đầu
- Dũng: Các em đưa hai tay lên cao
Ai sai bị loại.


Năm Hạnh

Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng.
Số lượng: Từ 6 em trở lên.

Các em xòe bàn tay trái ra, nếu đem so với 5 cánh trên của phù hiệu Hoa Sen thì:
* Ngón giữa chỉ hạnh Tinh Tãn,
* ngón trỏ chỉ hạnh Hỷ Xã,
* ngón đeo nhẫn chỉ hạnh Thanh Tịnh,
* ngón cái chỉ hạnh Trí Tuệ và
* ngón út chỉ hạnh Từ Bi.

Khi trưởng gọi hạnh Tinh Tãn, các em dùng ngón tay trỏ của bàn tay mặt chỉ vào ngón giữa của bàn tay trái.
Khi gọi hạnh Thanh Tịnh, các em dùng ngón tay trỏ của bàn tay mặt chỉ vào ngón đeo nhẫn của bàn tay trái v.v...

Gọi càng lúc càng nhanh, em nào sai bị phạt.


KẾT TẬP

Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng rộng
Số lượng: Từ 2 nhóm trở lên

Ðọc cho các em ghi những mẫu tự đầu của các chữ trong một câu hoặc lời Phật dạy, hoặc tục ngữ ca dao.

Mỗi nhóm tự thêm vào cho đủ nghĩa.

Nhóm nào xong trước là thắng.

*(Có thể thay đọc các mẫu tự thì truyền bằng Morse).


TRỪ THAM SÂN SI

Chỗ chơi: Ngoài sân.
Số lượng: Từ 6 đến 12 em.
Vật dụng: Mỗi em 3 hòn sỏi.

Các em xếp thành hàng ngang cách mức đến chừng 15 - 20 mét.

Mỗi em cách nhau chừng 1 mét.
Dưới chân mỗi em có 3 hòn sỏi, nó là 3 cục Tham Sân Si.

Nghe tiếng còi, các em nhặt cục Tham chạy đến bỏ ở mức đến, rồi quay trở về nhặt cục Sân chạy đi bỏ ... Em nào về đến mức khởi hành trước là thắng.

Khi nhặt các hòn sỏi đi bỏ, các em phải nói lớn:
"Em đem cục Tham đi bỏ, em đem cục Sân đi bỏ, em đem cục Si đi bỏ".

Trò chơi có thể thêm những cục Mạn, Nghi v.v...


VƯỢT SÔNG MÊ

Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng rộng
Số lượng: Từ 8 em trở lên
Vật dụng: Mỗi em 2 tờ giấy mẩu A4 (có thể dùng giấy báo cũ cắt ra)

Chia các em thành nhiều toán bằng nhau.
Vạch hai đường song song cách nhau chừng 20 mét tượng trưng cho hai bên bờ sông.

Các em đứng hàng dọc theo từng nhóm bên này sông.
Nghe tiếng còi, từng em một, dùng các tờ giấy làm hai nhịp cầu vượt sông.
Nhịp cầu (tờ giấy) đã qua phải lấy lại để bắt nhịp cầu khác cho đến khi qua tới bên kia sông.
Bước ra ngoài hay làm rách tờ giấy là bị chìm trong SÔNG MÊ, không được tiếp tục nữa.

Toán nào qua trước, đầy đủ hoặc nhiều là thắng.

*Coi hai tờ giấy là pháp môn tu học, để vượt Sông Mê qua bên Giác


Hái Hoa

Số lượng: giới hạn
- Chỗ chơi: Sân rộng
Người điều khiển chọn một số người làm lồng: hai người quay lại nhau và đưa thẳng tay ra, cầm lấy nhau, tay phải người này trên tay trái người kia. Lồng hoa sẽ chụp những “Hoa héo.”
Những lồng hoa rải đều trên vòng tròn. Tất cả còn lại đi quanh vòng, vừa đi vừa hát bài “Hái Hoa (PD).” Những lồng hoa sẽ chụp những hoa đi ngang qua. Hoa bị hái, phải vào giữa sân.

Oanh Vũ hiếu thảo
Chỗ chơi: Ngoài sân hay trong phòng.
Số lượng: Ít nhất 2 nhóm.

Mỗi nhóm cử một em làm Oanh Vũ, lựa em nào có trí nhớ khá nhất, đến gặp trưởng.

Trưởng chỉ nói vừa đủ cho các Oanh Vũ nghe: Ba mẹ cần một cây viết, hai cái phù hiệu, một ly nước, một trái táo, hai chữ ký, một chiếc giầy v.v... (tùy sáng kiến của trưởng).

Oanh Vũ về thuật lại đầy đủ cho nhóm mình nghe.

Cả nhóm giúp Oanh Vũ tìm đủ đồ vật đem đến cho trưởng.

Oanh Vũ nào tìm đủ trước thì được tôn làm Oanh Vũ hiếu thảo.

Đi Ngang Tịnh Xá


Mục đích: Nhằm cho các em biết hiếu thảo với Cha Mẹ.

* Cách Chơi: Huynh Trưởng cho tập họp vòng tròn, rồi cho vòng tròn xoay về bên trái hay bên phải. Sau đó tập cho các em hát,vừa hát vừa làm theo động tác.

“Đi ngang Tịnh Xá, 2 tay con xá, 2 chân con quỳ. Cầu xin cha mẹ sống đời với con. Còn Trời, còn Nước còn Con, con còn thương mẹ con còn kính cha”.

Vòng tròn vừa đi và làm theo bài hát: 2 tay chấp lại và xá, 2 chân quỳ xuống lạy. “ còn trời, còn nuớc, còn con…” tay chỉ lên trời, tay chỉ xuống nước và để tay lên ngực(còn con) “ con còn thương mẹ con còn kính cha” 2 tay chéo trước ngực (thương mẹ), 2 tay để lên đầu(kính cha).

Khi hát và làm xong động tác, HTr. cho vòng tròn xoay ngược lại và làm tương tự nhu trên.


Hộ Vệ

Số người: không hạn chế
- Chỗ chơi: rộng
Những em chơi thành vòng tròn. Người điều khiển đứng giữa. Khi chỉ một em nào đó, thì em đó phải đưa hai tay lên khỏi đầu. Em về trái đưa cao tay PHẢI, em bên phải đưa cao tay TRÁI. Nghĩa là làm thế nào cho hai tay của hai người bên cạnh sát với tay của em được chỉ.
Nếu em bên cạnh bỏ cuộc (sai) thì em xa hơn một chút thay thế. Còi thổi càng lúc càng nhanh, số người sai càng nhiều; những người sai phải ngồi xuống. Để khích lệ các em, chọn 4 hay 6 em bị loại làm võng, để cõng người thắng cuộc cuối cùng.

TÔN TRỌNG CHÁNH PHÁP
Mục đích: Gây ý thức tôn trọng chánh pháp, vận động thân thể mềm dẻo

* Mở đầu: Nói về Ba Ngôi Báu

* Luật chơi: Không được dùng tay chân để đội mủ. Nón, mũ phải đồng nhất tránh mềm, cứng, to nhỏ không đều, vị trí cũng phải bằng phẳng.

* Cách chơi: Chia các em thành từng đội bằng nhau, mỗi đội chuẩn bị 1 cái nón hay mũ. Tập họp đội theo hàng dọc trước mặt khoảng cách từ 3m-5m để một cái mũ hay nón. Bắt đầu chơi: người thứ nhất của đội lên trước mũ hay nón, chắp tay sau lưng, dung miệng đội mũ lên đầu, xong để xuống chạy về chổ đập nhẹ vào người bạn đứng kế tiếp chạy lên cũng dùng miệng đội mũ lên như thế cho đến người cuối cùng. Đội nào xong trước và không vi phạm là thắng.

Tàu Về Bến


Chỗ chơi: Sân rộng
- Số người: Từ 6 đến nhiều người
- Vật dụng: 2 cây gậy, 2 còi khác tiếng nhau
Cấm xuống đất 2 cây gậy cách nhau độ 4 mét, để làm hai cảng. Trước hải cảng và cách đó độ chừng 2 mét, có hai em đứng làm 2 hòn cù lao. Các em khác đứng đàng kia sân, mắt nhắm hay bịt; cứ 2 em ôm nhau làm thành một chiếc tàu. Một chiếc tàu tự và đặt cho mình một tên. Hai em làm cù-lao thổi mỗi em một chiếc còi khác nhau để các em kia nghe. Các tàu vào bến, cố tránh làm sao cho khỏi va-chạm vào cù lao. Cố nghe còi mà tránh, vì chạm vào cù-lao là tàu chìm.
Tàu nào chìm trước, phải thế vào làm cù-lao.

Đức Phật Thích Ca Thành ĐạoMục đích:
Gợi lại hình ảnh khi đức Phật thành đạo, ma quân khuấy phá nhưng đức Phật đã thắng. Vận động thân thể sau những giờ học tập uể oải.

* Cách Chơi: Các em tập họp vòng tròn hoặc tùy ý… Htr. bắt bài hát sau đây, mọi người cùng hát và làm theo động tác chân, tay, đầu và toàn thân theo cuối câu hát:

"Lẳng lặng mà nghe chuyện xưa Thích Ca thành đạo hàng ngàn ma vương quy hàng dưới bóng Từ Bi", người điều khiển hô: "THÍCH CA", vòng tròn trả lời: "THÀNH ĐẠO", Điều khiển: "MA VƯƠNG", vòng tròn: "QUY HÀNG". một tay: tất cả cùng đưa 1 cánh tay lên múa và cử động theo nhịp hát đến hết bài hát.

Lẳng lặng mà nghe chuyện xưa Thích Ca thành đạo, hàng ngàn ma vương quy hàng dưới bóng Từ Bi. Thích ca, Thánh Đạo, Ma vương, quy hàng, một tay, 2 tay. Tất cả đều đưa 2 cánh tay lên, cử động múa theo nhịp hát. Cứ như thế hát mãi điệp khúc này nhiều lần và từ 1 đến 2 tay, tiếp 1 đến 2 chân, tiếp là đầu rồi đến toàn thân...
Tự Giác
• Mục đích: Huân tập tính tốt, loại bỏ tính sân hận, tập phản ứng đối đáp nhanh, để dể biết tên nhau…

* Mở đầu: Trong kinh Thủy sám có dạy: có 2 hạng người anh dũng nhất 1 là không tạo tội ác, 2 là tạo rồi mà biết sám hối chừa bỏ. Biết tự giác ăn năng sám hối là tự cứu mình. Phật và ma không đâu xa. Tham sân si là ma, từ bi, trí huệ là Phật.

* Cách chơi: Các em tập họp thành vòng tròn hay chử U. Htr. điều khiển giải thích và ấn định luật chơi xong đứng giữa và nói lớn:HT: Đức tin, đức tin

Các em: Tin ai tin ai?

HT: Tin Phật

Các em: Phật ở đâu?

HT: Phật trong ta

Các em: Ma ở đâu?

HT: Ma sân hận

Các em: Ai sân hận?

HT: Ta sân hận

Các em: xin chừa

HT: cổ xúy cùng mọi người vổ tay reo vui và nói lớn: Vua, vua, vua - xin quy phục, và nói tiếp: Đùa, đùa, đùa. Thình lình HT chỉ 1 em và nói: Chính bạn A là người sân hận.

Em bị chỉ nói: Tôi không

Tất cả hỏi: Vậy thì ai?

Em bị chỉ nói: Chính bạn B là người sân hận.
Em B trả lời: Tôi không, tất cả hỏi: Vậy thì ai? và em B tiếp tục chỉ những bạn khác.

Đua Tàu
Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
- Số người: từ 12 người trở lên.
Chia số người chơi ra từng đội; mỗi đội đứng thành một hàng dọc, sau một đường gạch trên sân. Các em trong đội đặt tay mặt của mình lên vai người bạn ở đằng trước và tay trái cầm chân trái của người bạn đứng trước mặt mình (em đứng đầu của mỗi đội hai tay được rảnh, em đứng sau cùng tự đưa chân trái mình lên.)
Khi lệnh còi của trưởng, các con tàu bắt đầu chạy. Trong khi chạy, đoàn tàu nào đứt đoạn, thì bị loại. Tàu nào đến đích trước là thắng.

Nhảy Nhanh
Số người: Một hoặc nhiều đội.
- Dụng cụ: 1 cây gậy cho mỗi đội.
- Địa thế: khá rộng.
Các đội đứng theo hàng dọc, cách nhau ba thước, sau mỗi vạch khởi hành. Trước mỗi đội, cách 10 thước, có cắm 1 cây mốc (gậy hay đá to). Người đầu của mỗi đội cầm gậy: Nghe lệnh, chạy vòng quanh mốc trở về đưa gậy cho người thứ hai cùng nắm. Cả hai cầm gậy thấp ngang đầu gối, quay mặt vào đội mình, cùng chạy từ đầu đến cuối đội. Các đội sinh của mỗi đội phải nhảy qua, khi gậy tới trước mặt mình. Người đầu đứng lại cuối hàng, trao gậy cho người thứ hai cầm gậy tiếp tục chạy vòng quanh mốc, về họp với người thứ 3 cũng cầm gậy cho đội mình cùng nhảy như lúc trước, nguời thứ 2 tiếp tục trao gậy cho người thứ ba… như thế, cho đến người chót; người này cầm gậy đứng đặt bên mốc. Đội nào xong trước là thắng cuộc. Tất cả đều cầm gậy và đều chạy, không bỏ sót một ai trong đội. Đội bỏ sót, xem như thua.

Cứu Khổ Cứu Nạn
* Mục đích: Vì thương và để cứu khổ chúng sanh mà Phật thị hiện, nhắc nhở các em luôn luôn thương yêu người và vật. Tập cho các em phản ứng nhanh nhẹn.

* Mở đầu: “Cạp cạp đừng đạp chân ta, để ta đi lạy Thích Ca ra đời”. Đó là câu ca dao của loài vịt vui mừng nhân ngày Phật ra đời”

* Luật chơi: Các em chỉ tránh né chứ không được ra khỏi vòng.

* Cách chơi: Các em đứng vòng tròn 1 người làm vịt đứng giữa. Người chung quanh vòng tròn là những vị Bồ Tát sẳn sàng cứu khổ nạn khi nghe cầu cứu.

Em làm vịt mắc nạn chạy quanh vòng tròn vừa kêu: “Cạp cạp đừng đạp chân ta để ta đi lạy Thích Ca ra đời”. Vừa chạy thình lình đạp vào chân một người đứng trong vòng tròn, người này lập tức đuổi theo và đạp nhẹ vào chân vịt, vịt cố chạy để về chiếm chổ của người kia. Nếu không chiếm được chổ thì chạy đến 1 vị trí khác chấp tay vái người này và lập tức người này là vị Bồ Tát cứu nạn chạy thế vịt chạy đến chổ trống đã chiếm. Cứ thế người bị làm vịt có thể nhờ vị Bồ Tát cứu thoát. Sau ba lẩn mà vịt không chiếm chổ được là xem như nghiệp còn nặng.

Mặc Áo Quần
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Số người: 6 đến 20 (giành cho Nam)
Chia số người dự chơi thành nhiều đội; tất cả cởi bỏ những gì trong mình, chỉ mặc quần cụt. Những vật dụng này được sắp rải rác trên một chặng đường dài chừng 15 đến 20 mét (bỏ đều, không cần thứ tự). Giữa mỗi khoảng cách em này đến em kia chừng 1 mét. Tất cả đứng sau một gạch dài.
Khi nghe tiếng còi dài, các em ở hàng đầu đến lấy lại những đồ của mình mặc, mang vào (giầy, mũ, áo). Trong khi lấy một món đồ, phải đợi còi thổi, vừa mặc vừa chạy đến lấy món khác. Qua những trạm dụng cụ trên, khi trở về chổ củ, mỗi người phải hoàn tất.
Em nào về trước, đồ đạc đứng và hoàn tất, xem như thắng.

Dê Húc
Chổ Chơi: sân nhỏ hay phòng
- Số người: từ 10 người trở lên
- Vật dụng: 1 chuông hay còi, khăn.
Tất cả đứng thành vòng tròn, người thợ săn không bịt mắt đứng ở giữa, tay để sau lưng, và có đeo chuông, hoặc ngặm còi.
Người thợ săn cố tránh làm thế nào đừng để cho dê bắt (dê là những người bịt mắt). Nếu người thợ săn đó để dê bắt (húc vào người) thì phải thay thế cho con dê kia trờ lại làm người thợ săn.



Trò Chơi Nhỏ: Mỵ Châu - Trọng Thủy
Chổ Chơi: Đất trại, ban đêm; nơi không có hầm hố nguy hiểm.
- Số người: 10 đến 40
- Vật dụng: nhiều viên đá, lá cùng một cây.
Trò chơi này nên chơi vào lúc trời thật tối; chơi ban ngày nhạt nhẻo. Một em làm Mỵ Châu; các em khác làm Trọng Thủy.
Mỵ Châu đi trốn; dể dàng cho Trọng Thủy đi tìm, nên đã rắc ở giữa đường bằng lông ngỗng (1 viên đá dằn trên 1 ngọn lá) ở dọc đường. Đến cuối đường, Mỵ Châu trầm mình (ngồi) trong giếng (hình vuông) chung quanh có rắc nhiều lông ngỗng.
Sau khi Mỵ Châu đi vào khoảng 1 phút, cả đoàn đi tìm, bằng cách lấy tay rõ đường. Tìm cho đến giếng là thắng.
Xe bò
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Số người: từ 10 đến 20, 30, 40 người…
- Vật dụng: 1 số khăn cho số đội.
Hai vạch ở hai đầu sân, để một hàng khăn tay. Bao nhiêu đội, bấy nhiêu khăn. Mỗi cái cách nhau 3 thước. Các em mỗi đội đứng hàng ngang và kẹp tay nhau cho chặt chẽ. Nghe còi lệnh, các đội thi nhau chạy đến đích. Em đứng giữa phải cúi xuống, dùng miệng cắn cái khăn của đội mình rồi cả đội chạy về chỗ cũ. Đội nào về trước thì thắng cuộc. Lẽ cố nhiên, khi đi cũng như khi về, không được rời tay nhau. Đội nào thua là khi đi, cũng như khi về bị té trên đường di chuyển. Có thể thay đổi lối chơi, bằng cách cả đội cùng đi thụt lùi.

Trinh Thám
- Chỗ chơi: sân hay phòng họp
- Số người: 8 đến 40 người
- Vật dụng: mỗi 2m 1 tờ giấy, bút mực hay chì.
Trừ ra 3 em, số còn lại ngồi thành 1 hàng ngang (nếu ngồi 2 hàng, hàng sau quỳ gối). Cho các em biết: ta cần tuyển 1 nhà trinh thám. Tất cả đều dự thi. Theo lệnh, 3 em kia lần lượt đi trước mặt cả đoàn chầm chậm; trong khi ấy, cả đoàn quan sát bộ điệu, hình dáng 3 em kia. Khi đi qua rồi, thì 3 em biến mất (chạy đi nơi khác, không cho nhìn thấy).
Các em ngồi phải lấy giấy, bút, tả hình dáng 3 em đó. Xong đọc từng đoàn và cho điểm; tùy theo họ tả đúng nhiều, ít. Tả thế nào, để khi xem bài tả, người khác có thể nhận dáng được, nếu gặp.

Mèo Chuột
Số người: tối thiểu 5, tối đa 20
- Tuổi: Cho ngành Oanh Vũ
- Điạ điểm: ngoài trời
Một em được chọn làm mèo; các em còn lại được tản mát trong khu-vực chơi. Mèo rượt các em làm chuột; hễ đụng vào em nào, thì em đó thay làm mèo. Em làm mèo kế đó không được bắt người vừa bắt mình (vì sợ mệt).

Biến thể: MÈO RƯỢT CHUỘT NGỒI:
Khi bị mèo rượt mà chuột nào ngồi xuống kịp, thì khỏi bị bắt. Chỉ bắt những chuột còn đứng.

Đấu Trí
- Số người: Tối thiểu 6, tối đa 20
- Tuổi: từ 5 trở lên (Oanh Vũ)
- Chổ chơi: có thể trong nhà
- Dụng cụ: 1 dây và 1 vòng.
Cho tất cả các em đứng thành 1 vòng tròn; chọn 1 em vào trong vòng. Hai tay của các em nắm lấy trong đã lòn một cái vòng vào. Vòng nầy theo dây, được chuyển từ tay em này sang tay em kia. Tránh sao cho em trong vòng khó nhận thấy được người nào giữ vòng. Em đứng giữa tìm và đoán trúng ai đang cầm vòng đó.
Khi các em chuyền cùng hát (theo điệu: "trông kìa con voi:” “con chồn của ta – Nó trốn đâu đây? Nào người tinh mắt, tìm ra mà coi. Con chồn của ta, nó trốn đâu đây? Nào người tinh mắt, tìm ra rồi chưa?”
Đoán trúng, thì em nắm vòng vào thay thế.
Thôi, Thò, Thụt
- Chỗ chơi: sân hay phòng họp
- Số người: 10 đến 40
Tất cả đứng vòng tròn; hai tay sẳn sàng, người điều khiển đứng giữa.
Người điều khiển dặn: chỉ làm đúng những gì nghe, chứ không phải bắt chước những gì làm.
Người điều khiển hô: THÔI, tất cả đưa tay cao khỏi đầu.
Người điều khiển hô: THÒ, tất cả đưa tay ra đàng trước
Người điều khiển hô: THỤT, tất cả rút tay vô.
Ai làm sai thì bị loại, hay vào thay thế người điều khiển.
Ghi chú: có thể dùng những chữ và động tát khác, để thay đổi.

Gọi Đàn - Loài Vật
- Chỗ chơi: sân hay phòng rộng
- Số người: từ 10 đến 40
Chia các em thành hai nhóm; số người đều nhau, đứng cách nhau 10 mét. Có bao nhiêu người của mỗi nhóm thì chọn bấy nhiêu tên thú vật cho cả hai nhóm, 1 nhóm nhắm hoặc bịt mắt.
Các em nhắm hoặc bịt mắt, đi tản mát. Các em bên này hô lớn tên con vật của mình lên. Các em có cùng tên nhóm bên kia phải nhái lại dùng tiếng con vật của mình để người bạn cùng loại nghe, tìm lại.
Khi nào tất cả các thú vật đã tìm ra rồi, người điều khiển phải đổi phiên; nhóm nầy nhái tiếng, nhóm kia đi tìm bạn, như trước.

Trốn kiếm
Chỗ chơi: Đồi núi, sân cỏ lắm cây to, bụi rậm.
- Số người: Cả đoàn, có thể hơn (nếu đất rộng).
Sau tiếng còi, người điều khiển nhắm mắt, đếm từ 1 đến 10. Trong khi đó, tất cả người chơi phải chạy tản-mác, đừng cho người điều khiển thấy mình, trốn sau cây to, bụi rậm. Sau 10 tiếng đếm là một hiệu còi. Trưởng mở mắt ra, quan-sát, tìm chung quanh có ai ló dạng ra không. Thấy ai, thì kêu tên người đó (có thể, mỗi người mang một số cho dễ nhìn). Kêu trúng tên ai, người ấy bị loại. Người sau cùng xem như thắng cuộc; và vào thay cho người điều khiển trò chơi tiếp tục

Lực Sĩ
Chỗ chơi: sân hay phòng rộng
- Số người: từ 8 trở lên
- Vật dụng: sợi dây to, dài 10 mét.
Nối hay đầu dây lại với nhau. Cứ 3 em đứng vào trong vòng, xây mặt ra phía ngoài, mỗi em đứng 1 góc, theo hình tam giác, một em 1 góc, dây để ngang bụng.
Trước mặt các em, ở dưới đất, có đặt một cái khăn (Khoảng cách chừng 2 mét). Khi nghe lệnh của Trưởng, các em cố bước tới để lấy khăn của mình, vừa bước, vừa kéo người kia. Cả 3 cùng lấy sức kéo. Nhưng mạnh ai nấy kéo, cố làm sao lấy được chiếc khăn, và hai người nọ cũng về theo hướng mình là thắng.
Chơi loại dần, để xem em nào là lực sĩ.

Cưỡi Ngựa
- Số người: từ 6-8 đến hai đội
- Vật dụng: một số quả bóng nhỏ
- Sân chơi: rộng và dài.
1) Vẽ hai lằn mức đi và đến, cách nhau 150 mét.
Còi thổi mỗi đội cách nhau 2 mét, đi hay chạy và vừa trao bóng cho nhau (bắt được bóng phải chuyền cho người khác, không đi quá 3 mét còn ôm bóng). Đội nào rớt bóng xuống đất, phải đi lại từ đầu.
2) Có thể chia làm 2 toán, một toán làm người cỡi, một toán làm ngựa. Toán cõng tung bóng cho nhau, từ người này sang người kia, đừng cho bóng rơi.
Bóng rơi phải đổi ngay, toán người cỡi thành ngựa, và tiếp tực chơi độ 3 hay 4 lượt, để cho hai toán được cỡi và làm ngựa điều nhau. Hay có thể hạn định một thời gian rõ rệt.
Vỗ Vai- Chổi chơi: sân rộng
- Số người: 15 trở lên
Tất cả đứng vòng tròn, không phân biệt kể cả người điều khiển. Chọn một trong những em đang có mặt, cho ra ngoài vòng.
Em nầy chạy quanh vòng 1 lần và qua vòng thứ 2, vỗ nhẹ vào vai bất cứ người nào. Người bị vỗ vai phải rời chỗ chạy ngược chiều với người đã vỗ vai mình. Hai em này cố gắng để chạy nhanh về chỗ trống. Nếu một trong hai em đó cố về ngay chỗ ấy, thì em kia vẫn chạy tiếp, và cũng làm như em trước.
Điều tuyệt đối là: không được bắt chước người vừa chạy với mình lại chạy nữa. Trò chơi tiếp tục 5-10 thì thôi.
Bảo Thổi
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Số người: 10 đến 40
Tất cả đứng theo vòng tròn. Người điều khiển ở giữa. Khi người điều khiển hô: Bảo thổi! Bảo thổi!

Tất cả hỏi: Thổi ai? Thổi ai?

Người điều khiển: Thổi người đội nón.

Khi đó tất cả những người đội nón (kể cả người điều khiển) phải đổi chổ cho nhau. Người không tìm ra chổ thay đổi thì thay thế người điều khiển.

Có thể nói: Bảo thổi người Đội trưởng.

Hay là: Bảo thổi người Chúng Trưởng…

Tháo Vát
- Chỗ chơi: sân hay phòng rộng
- Số người: từ 10 em trở lên
Người điều khiển bảo: hiện nay tôi đau đầu! Mỗi đội (hay mỗi em) tìm cho tôi 5 thứ lá để xông!
Ai tìm đủ, và nói được công dụng của mỗi lá (về trước) thì thắng. Để linh động, người điều khiển có thể nói:
Tôi cần làm nhà, cho tôi xin 5 viên gạch.
Tôi đói bụng, cho tôi 5 thức ăn, trái hay lá.
Tôi cần 5 chữ ký, để lập bản kiến nghị.

Thông Ngôn
Chỗ chơi: đường dài
- Số người: từ 4 đến nhiều người
- Vật dụng: mỗi em có 1 tờ giấy, 1 bút chì.
Chia số chơi thành 4 toán; mỗi đội phải có 1 em của toán: nếu 6 em mỗi đội, thì chia làm 6 toán; trong mỗi đội phải có 1 em của toán A, 1 em của toán B, toán C… mỗi toán đứng cách nhau 20 mét, mỗi em sẳn sàng giấy và bút.
Mấy em trong toán 1 đều nhận 1 câu bằng MORSE khác nhau, nhưng dài như nhau. Nghe lệnh, dịch ra chữ; chạy đem câu ấy cho người đội mình ở toán 2. Toán này phải dịch bằng MORSE; rồi đem cho em ở toán 3 dịch ra chữ.
Trò chơi nầy cứ thế tiếp-tục cho đến toán cuối cùng giao cho người điều khiển. Đội nào dịch đúng, về trước thì thắng.


Trí Nhớ
- Chỗ chơi: phòng họp
- Số người: từ 4 trở lên
- Vật dụng: 10 đồ vật khác nhau, có thể rơi không bể; 1 cái bàn.
Cho các em xem tất cả những đồ vật khác nhau đó. Sau đó, các em xoay lưng về phía người điều khiển. Người điều khiển cho rơi từng vật trên bàn.
Sau khi nghe xong những đồ vật rơi, các em quay lại người điều khiển để kể lại từ trước đến sau theo thứ tự những vật đã rơi. Kể đúng thứ tự mỗi vật là 1 điểm.
Cộng điểm từng đội, hay từng người, để xem thắng bại?

Sấp, Ngữa
- Chỗ chơi: sân rộng, dài
- Số người: 20 đến 40
- Vật dụng: đồng tiền có hai mặt rõ
Tất cả chia thành hai hàng, mỗi người mang số, sức lực bằng nhau. Hai hàng đứng trước mỗi vạch cách nhau 1 mét nhìn vào nhau, từng cặp (theo số). Đằng sau mỗi toán, cách chừng 20 mét mỗi bên 1 vạch. Một toán là “Sấp”, một toán là “Ngữa”. Người điều khiển đứng giữa. Khi người điều khiển tung đồng tiền ra, nếu là mặt sắp, thì phe sấp phải quay lui để chạy về vạch sau; người cùng số đuổi theo để vồ. Nếu vồ trúng là thắng cặp đó.
Ghi chú: có thể thay thế đổng tiền bằng cách: kể một câu chuyện; đến khi nhắc chữ “sấp”, thì phe sấp phải bỏ chạy về vạch sau, để tránh những người cùng số phe “ngữa” đánh trúng.

Thần Tài
- Chỗ chơi: sân hoặc phòng họp
- Số người: 10 đến 40
- Vật dụng: một số bạc cắc, bạc giấy, đủ thứ; khăn bịt mắt.
Tất cả ngồi vòng tròn; hay hàng ngang; bịt mắt.
Chuyền tay nhau một số bạc cắc, bạc giấy nhiều loại khác nhau. Các em vừa rờ xem loại gì, vừa cộng tất cả lại thử xem bao nhiêu tiền. Ai nói đúng là thắng.

Tìm Tiếng Động
- Chỗ chơi: chơi ban đêm, trong phòng hay ngoài sân.
- Số người: 10 đến 40
Những người tham dự ngồi thành hình tròn. tất cả im lặng, lắng tai nghe trong hai phút; cố gắng và tìm nguyên nhân do các tiếng động. Sau hai phút, mỗi em phải làm bản thống kê những tiếng động đã nghe. Muốn cho trò chơi có kết quả hơn, Trưởng cho một vài người đứng đằng xa, làm vài tiếng động nhỏ; trong lúc ấy, các em lắng nghe và phân tách cùng với tiếng động của thiên nhiên.
Cố gắng tiếng động do người, nhưng cùng 1 âm thanh giống tiếng kêu của loài vật.

Tìm Vật
- Chỗ chơi: sân hay phòng rộng
- Số người: từ 10 đến 40
- Vật dụng: nhiều đồ vật khác nhau: giấy, bút, còi, sổ tay, giầy…
Tất cả ngồi vòng tròn khít nhau; tất cả để tay đằng sau lưng: Trưởng cùng ngồi sau lưng một em. Lần lượt, Trưởng đưa cho các em xem nhiều vật… Em này nhận đồ và rờ xem vật gì, ghi nhớ và cứ thế tiếp tục chuyền cho em kế tiếp bên cạnh mình (phải hay trái). Đưa sau lưng, đừng cho ai thấy.
Cứ như thế cho đến em cuối cùng và Trưởng sẽ thử lại. Tất cả các vật sẽ được đưa và chuyền xong cho đến hết. Tất cả các vật đều được cất kín; ra lệnh cho các em ghi lại tất cả những vật đã chuyền. Nói đúng tên, và nói đúng theo thứ tự đã chuyền. Ai nhiều điểm thì thắng.

Đối Đáp
- Số người: từ 2 đội trở lên
- Địa điểm: trong phòng
Chia số người bằng nhau, phân phối mỗi người một tờ giấy trắng và tự họ muốn ghi gì tùy ý, nhưng với điều kiện là một bên thì ghi những câu hỏi, một bên thì ghi những câu trả lời.
Người điều khiển tập trung những câu hỏi vào một chiếc nón; những câu trả lời vào một chiếc nón khác. Mỗi bên cử một người lên giữ những chiếc nón ấy. Nhưng để gây không khí hào hứng, thì giao chiếc nón đựng những câu hỏi cho bên trả lời, và ngược lại…
Cứ một câu hỏi đọc lên thì… 1 câu trả lời, tùy ý.

Bắn Tàu
- Chỗ chơi: sân hay phòng họp
- Số người: từ 20 đến 40 người
Tất cả chia thành từng đội (mỗi đội 5 người) và được chỉ định một con số (1,2,3,4…). Mọi người trong đội mang một chữ: Tích, Tắc, Nhắm, Bắn, Đùng). Quản trò gọi đội nào thì đội đó lần lượt hô to (từng người): Tích, Tắc, Nhắm, Bắn, Đùng! Đúng chữ “Đùng” thì gọi tên một đội khác. Đội bị gọi phải vội vàng hô: “Tích, Tắc, Nhắm, Bắn, Đùng…) rồi đọc tên đội khác, cứ thế mà bắn mãi…
Đội nào chậm, hoặc nhầm số là…chìm tàu!

Đặt Tên
- Chỗ chơi: sân hay phòng rộng
- Số người: từ 14 người trở lên
- Vật dụng: một số giây, đã ghi tên sẵn một số con vật.
Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn; để trò chơi thêm hào hứng, mỗi người xa nhau độ 1 mét (hai tay giang ra). Người điều khiển bắt đầu phát hoặc bỏ tất cả giấy (đã ghi tên vật) trong chiếc mũ, trộn đều; trao cho mỗi người bốc một miếng. Để linh động và tránh khiếu nại, bên trong nên ghi số thứ tự, từ 1 đến cuối.
Xong, thổi một tiếng còi, bắt đầu mở giấy ra xem và bắt đầu từ số 1. Làm điệu bộ, y như trong đã ghi, khi nào mọi người chung quanh xác nhận đúng con vật ở trong giấy, mới đúng.

Nhặt Hoa]
- Chỗ chơi: ngoài sân
- Số trẻ: tối thiểu là 4, tối đa là 12
- Lứa tuổi: Oanh Vũ
- Vật dụng: mỗi em có từ 3 đến 6 cục đá.
Tất cả các em đứng sau vạch khởi hành: trước mắt là một lối đi, có gạch sẵn trên sân chơi, cho mỗi đội. Dọc theo lối đi, đặt những cục đá cách nhau 3 mét.
Sau một hiệu còi khởi hành, mỗi em chạy trong lối đi của mình lượm cục đá thứ nhất đem về vạch khởi hành, rồi lượm cục đá thứ nhì đem về chỗ khởi hành… cho đến hết.
Em nào về trước và lấy hết số đá, là thắng.
Cần nhắc: Các em tuần tự lượm cục thứ nhất, đến cục thứ nhì, theo thứ tự: mỗi lần lượm phải đưa về… không phải lượm tất cả một lần.
Gà Gáy
- Chỗ chơi: sân hay phòng
- Số người: từ 10 đến 40 người
- Vật dụng: một khăn tay
Tất cả đứng thành vòng tròn. Một em đứng giữa, làm gà, mắt nhắm hay bịt. Em bịt mắt đến trước một em khác trong vòng (em ngoài vòng mở mắt) và gáy lên 1 tiếng; em nãy gáy trở lại.
Em bịt mắt nghe xong, phải nói TÊN người vừa gáy. Nếu nói trúng em kia phải vào làm gà thay. Trái lại, nếu nói sai, thì tiếp tục.


Tìm Tổ
- Chỗ chơi: Sân rộng
- Số lượng: 10 đến 40 người.
Tất cả đứng vòng tròn. Người điều khiển đứng giữa.
Lần lượt hô: 1, 2, 3 rồi trở lại 1, 2, 3; mỗi nhóm 3 người. Người mang số 1 và 3 thẳng tay, nhìn lại nhau, tay phải người này trên tay trái người kia, làm thành tổ chim; người mang số 2 là chim trong tổ. Khi người điều khiển thổi tiếng còi dài, tất cả chim rời tổ. Cùng chạy theo một hướng đã định. Khi nghe còi ngắn, tất cả chim tìm tổ mà vào. Ai không tìm ra, hay vào nhầm là bị loại

Đội Mũ Bằng Miệng
- Số người: từ 2 đến 4 đội
- Chỗ chơi: sân vừa đủ rộng
- Dụng cụ: mũ chóp, 2 hoặc 4 cái.

Đoàn sinh tập họp, 2 hoặc 4 đội, số lượng bằng nhau. Tất cả 4 đội đứng đàng sau một vạch; những chiếc mũ để phía trước, cách 5 thước. Một tiếng còi dài, em đứng đầu mỗi đội tiến về phía mũ (mũ để sấp), hai tay khoanh đằng sau lưng, cúi xuống, dùng miệng cắn mũ, đội lên đầu, đứng dậy. Làm sao cho mũ đừng rơi. Xong hất mũ xuống, rồi chạy về, để người kế tiếp lên đội mũ theo lối ấy, cho đến khi toàn đội đã xong. Đội nào xong trước thì thắng cuộc.

Ghi chú: Mũ phải để sấp, sau khi một em xong, mũ lại được để lại vị trí cũ.

Chuột Gặm
Chỗ chơi: Trong nhà
- Số Người: từ 8 đến 20
- Vật dụng: 1 miếng ván nhỏ

Các em đứng thành vòng tròn; sát cạnh nhau. Rút thăm, em nào trúng ra làm chuột đứng giữa; miếng ván nhỏ được chuyền từ tay em này qua tay em khác phía sau lưng. Thỉnh thoảng, một em lấy tay gõ nhẹ tấm ván để báo hiệu, cho chuột đánh hơi.

Chuột đứng giữa, đoán thử ai nắm tấm ván.
Nếu đoán đúng, thì chuột được thay cho em ở trong vòng. Em kia ra làm chuột thế.
Nếu chuột đoán không đúng 3 lần thì bị phạt, và thay thế em khác làm chuột (nếu có em tình nguyện, thì khỏi rút thăm).

Thi Sức
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Số người: Từ 2 trở lên
- Vật dụng: 1 hay nhiều gậy

Chọn từng cặp, cho cân sức nhau, đứng đối diện, chân trước, chân sau, hai tay đưa thẳng phía trước; bàn tay em nầy chống với em kia. Nghe còi, hai em dè nhau, ai lùi ra sau 3 bước là thua. Loại dần, để xem ai mạnh nhất.
Để thay đổi không khí có thể:
- Cùng kéo nhau, xem ai mạnh hơn ai. Khi kéo, tay người này nắm tay người kia.
- Có thể đứng sát nhau, lấy vai đẩy nhau.
- Xoay lưng lại, dùng lưng đẩy nhau.
- Nếu dùng gậy, 2 em nắm vào 2 đầu gậy để ngang và đẩy hoặc kéo, ai bước lui hoặc mất gậy, xem như thua.
Giữ Gậy
-Chỗ chơi: Sân rộng, có 1 cây.
- Số người: 5 đến 40
- Vật dụng: 1 khuyên tròn độ 20 phân, 1 gậy dài 0m8. Treo vòng tròn xa mặt đất độ 1m50.

Để gậy dài xa nơi chỗ treo vòng độ 5 mét, các em thay nhau. Mỗi em phải cầm cây gậy bằng tay phải, tay phải nắm lấy gậy xoay người chung quanh cây gậy độ 10 vòng. Xong đứng dậy, bước ngay đến phía dưới cái vòng khuyên xâu mũi gậy vào vòng treo.

Ai xâu trúng được thưởng 5 điểm, nếu bị té trong khi xoay người, hay khi bước đến vòng tròn, xem như bị loại..
Họa Sĩ Mù
- Chỗ chơi: sân hay phòng
- Số người: từ 2 trở lên
- Vật dụng: 1 tấm bảng đen, phấn, khăn tay.

Cho tất cả người chơi ngồi đối diện với tấm bảng đen lối 3, 4 thước. Người điều khiển vẽ lên bảng hình dáng tổng quát của một con thú và sau đó cho những người ở dưới lên vẽ kế tiếp những chi tiết còn lại.
Cứ mỗi em được lên bảng vẽ, phải nhắm mắt, hay bịt kín mắt lại; và tự phỏng đoán khoảng cách từ cạnh tấm bảng đến hình vẽ thêm là bao nhiêu, để thêm vào. Cứ tiếp tục, cho đến khi vẽ xong.

Quay Số
- Chỗ chơi: Sân rộng
- Số người: từ 10 trở lên
- Vật dụng: Một quả bóng quần vợt

Cho tất cả đứng thành vòng tròn, mỗi người có một số riêng, bằng cách đếm số (kể cả trưởng).
Một người cầm bóng, hô số và ném bóng cho người đó; phải ném cho đúng chỗ; nếu ném quá tầm người mình gọi, thì mất một điểm
Người bị gọi, nếu bóng vừa tầm, mà bắt không kịp, cũng mất một điểm.
Gọi tên sai (gọi người này, mà ném bóng người khác) cũng bị mất 1 điểm; cũng như không phải tên mình, mà bắt bóng, cũng bị trừ 1 điểm. Mất 3 điểm, thì bị loại hẳn khỏi vòng. Không được ném lại số mà người vừa ném bóng cho mình.

Bồi NướcChỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
- Số người: từ 6 người trở lên
- Vật dụng: 1 hay nhiều khay; mỗi khay có 2 ly, 1 bàn, 1 chai nước.

Tất cả đứng cách xa bàn chừng 10 mét, em đứng đầu bưng khay và 2 ly không; em thứ hai bưng chai nước đi theo, để rót vào ly. Thi từng cặp hay từng đội. Sắp hàng dọc (một). Nghe tiếng còi, em đứng đầu bưng khay nước đi tới trước; em kế xách chai nước đi theo, vừa đi vừa rót nước vào ly. Đến bàn, em bưng khay lần lượt bưng từng ly để xuống bàn; và giữ cái khay trên tay. Cặp nào không làm đổ nước, thì được điểm. Tổng số điểm tính chung toàn đội.

Ai làm rơi nước, bị loại.
Qua Hầm
- Số người: 2 hay nhiều đội.
- Địa thế: đất bằng phẳng.
Chia hai đội đều nhau, vẽ 2 vạch a - b cách nhau 10 mét. Mỗi bên lấy các em để làm hầm, mỗi hầm có một cặp nắm tay nhau ngồi vào những điểm 1-2-3-4... Mỗi đội đứng theo hàng dọc, sau vạch. Theo lệnh, em thứ nhất của mỗi đội chui qua hầm đầu rồi hầm bên phải tới hầm đôi, rồi hàm bên trái, qua hầm cuối, trở lại hầm này lần nữa, qua hầm phải, hầm đôi ở giữa, hầm trái rồi đến hầm khởi hành.
Từng em chạy (chui) tiếp nhau như thế, cho đến em cuối cùng. Những em chạy (chui) xong, đứng sau những em chưa chạy. Nếu chạy trước khi người trước chưa về vỗ vào vai, hoặc là chạy mà bỏ hầm, tức là phạm lỗi. Khi phạm lỗi, bắt đầu từ chỗ phạm lỗi mà chạy lại. Đội nào chạy đúng, về hết trước là thắng. Để cho vui nhộn, đội thua cõng đội thắng.

Sắp Chữ
- Địa điểm: Trong phòng
- Số người: Từ 6 trở lên
- Vật Dụng: 1 bảng đen lớn hay mỗi toán 1 tờ giấy trắng lớn gắn vào tường; phấn, bút chì.
Chia bảng đen làm 2 phần hay 3 phần; tùy theo số toán đã chia. Viết trên bảng, những chữ cái giống nhau.
Ví dụ: T.D.G.D.B.S

Trong khi đó, các toán tuyệt-đối im-lặng, chuẩn-bị nghe hiệu lệnh còi, thì lên bảng viết thêm những chữ còn lại, làm thế nào cho có nghĩa.
Toán thắng là toán xong trước và đúng nghĩa.

Ví dụ: "trong đầm gì đẹp bằng sen."

Thợ Điện
- Số người: 20 đến 40
- Chỗ chơi: Sân hay phòng họp.
Tất cả ngồi vòng tròn dưới đất. Tay trái người này đặt trên tay phải người kia để chuyền điện (bấm vào tay). Có thể chuyền theo hướng nào cũng được. Giữa mỗi đoạn, có người làm "chuông" khi điện bắt đầu từ anh A, anh ấy bấm vào tay người kề cạnh, tùy hướng chuyền; trong khi đó, 1 người điều khiển quan sát, nếu khám phá điện ở người nào, mà phát giác ra, thì người đó vào điều khiển.
Gánh Nước Thi
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Số người: từ 6 đến 20
- Vật dụng: mỗi đội 1 chén nước
Các đội đứng thành hàng dọc. Em đứng đầu cách đội chừng 10 mét. Gạch 1 đường.
Nghe lệnh còi, các em đứng đầu hàng, chạy lên đường gạch, để chén nước xuống, và chạy về, đánh vào tay em thứ hai, rồi chạy ra phía sau đội. Em thứ 2 chạy đến bưng chén nước về trao cho em thứ 3, cứ tiếp tục như thế…
Đội nào xong trước, và nước còn nhiều trong chén là thắng. Nếu có nhiều đội, nên xếp hạng.
Ghi chú: Nên chia đội cho 2 bên đồng sức nhau.
Giấy, Búa, Kéo
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng.
- Số người: từ 6 đến 40
- Vật dụng: 3 tấm bìa, tấm 1: vẽ cái búa; tấm 2: vẽ cái kéo; tấm 3: vẽ tờ giấy
Chia 2 nhóm, mỗi nhóm sắp hàng đứng đầu sân, đối diện nhau. Trong mỗi nhóm, mỗi em có 1 số, bắt đầu từ số 1. Giữa sân, để tờ giấy đã ghi, vẽ sẵn.
Người điều khiển gọi 1 số; ví dụ: số 7. Hai em cùng số đó chạy ra sân. Mỗi em lật một tấm bìa để dưới đất. Nếu em lật lên là CÁI BÚA, em kia là TỜ GIẤY, thì cái búa phải lo chạy, vì tờ giấy cuốn cái búa. Nếu một em lật tờ giấy, em kia lật CÁI KÉO, thì tờ giấy phải chạy, tránh cái kéo cắt.
... Cái Búa đập Cái Kéo...
Phải chạy về chỗ cũ, nếu thoát được thì thắng 1 điểm. Nếu bị bắt, nhóm kia ăn 1 điểm. nhóm nào được 15 điểm là thắng cuộc.

Giữ Cờ
- Chỗ chơi: Sân rộng
- Số người: không hạn chế (các em Oanh-Vũ nhỏ được nghỉ)
- Dụng cụ: cờ đoàn (hay đội)
Người điều khiển cho các em đứng thành vòng tròn. Tâm điểm là trụ cờ. Điểm số, từ 1 cho đến người cuối của vòng tròn, kể cả người điều khiển; xong người điều khiển có thể vừa dặn dò, vừa gọi bất cứ em nào (theo số) trong vòng ra giữ cán cờ, nhưng đừng để các em vừa thả cờ, vừa hô, cờ sẽ nghiêng và sẽ rơi; trong khi người điều khiển chưa gọi kịp số. Gọi ngay số người điều khiển chạy vào thay thế em đã chạy ra giữ cờ. Làm rơi cờ sẽ bị phạt
Băng Rào
- Số người: Hai đội trở lên
- Địa thế: Đất rộng, bằng

Chia thành nhiều toán, mỗi toán đứng hàng đôi (hai em), hai em đối-diện tay nắm tay. Theo lệnh còi, hai em đầu mỗi phe, số 1 và số 2 buông tay, số 1 chạy trước hoặc nhảy, hoặc bước qua tay của cặp thứ 2, cặp 3. Hết cột, trở về đầu cột, vỗ tay vào số 2, rồi lại ngồi xuống cuối cột. Em số 2 cũng làm như em trước, trở lại đầu cột, vỗ vào em thứ 3 (1 trong 2 em cặp nhì) rồi cùng ngồi xuống cuối họp lại với số 1 thành một rào khác. Phe nào xong trước, là thắng.

Mỗi rào cách nhau độ 10 mét.

Cách làm rào: có thể dùng nắm tay; hai em kê đầu lại, làm như ngọn núi; nhưng hình-thức này tùy sáng kiến của người điều khiển.
Bắt Bóng
- Chỗ Chơi: Sân hay phòng rộng
- Số Người: từ 5 đến 20 em
- Vật Dụng: 1 hay nhiều thau nhôm, ghế, bóng tròn nhỏ.
Để ở chân ghế 1 cái thau nhôm, thay phiên nhau chơi. Đứng thẳng đứng trên ghế, thả một quả bóng tròn trong cái thau nhôm. Mỗi người được thả 3 lần. Mỗi lần thả, mà bóng ở nguyên trong thau, thì được 1 điểm. Nếu quả bóng rơi ra ngoài thì không được điểm nào. Số người trong đội có số điểm tổng cộng nhiều nhất, được xem là đội thắng giải.
Có thể thay thế: Thả cây diêm vào trong bao diêm đặt dưới đất.
Bịt Mắt Chạy Đua
- Chỗ chơi: Sân rộng.
- Số người: 10 đến 40 người
- Vật dụng: Mỗi người có khăn bịt mắt.

Chia thành từng toán, mỗi toán 5, 6 người, sắp theo hàng dọc, ngang nhau. Người trong toán đều bịt mắt, trừ người cuối cùng. Hai tay người sau đặt trên hai vai người trước. Người cuối cùng bị bịt miệng nhưng mở mắt, nên thấy rõ, chính là người hướng dẫn.

Khi người điều khiển thổi còi, để các toán đi đến đích. Người đứng sau cùng khi thấy cần lái sang phải thì bám vai người kế, người đó lại bám vai phải người trên, cứ như thế cho đến người đi đầu. Toán nào đến đích trước là thắng.
CỨU KHỔ CỨU NẠN
* Mục đích: Vì thương và để cứu khổ chúng sanh mà Phật thị hiện, nhắc nhở các em luôn luôn thương yêu người và vật. Tập cho các em phản ứng nhanh nhẹn.
* Mở đầu: “Cạp cạp đừng đạp chân ta, để ta đi lạy Thích Ca ra đời”. Đó là câu ca dao của loài vịt vui mừng nhân ngày Phật ra đời”
* Luật chơi: Các em chỉ tránh né chứ không được ra khỏi vòng.
* Cách chơi: Các em đứng vòng tròn 1 người làm vịt đứng giữa. Người chung quanh vòng tròn là những vị Bồ Tát sẳn sàng cứu khổ nạn khi nghe cầu cứu.
Em làm vịt mắc nạn chạy quanh vòng tròn vừa kêu: “Cạp cạp đừng đạp chân ta để ta đi lạy Thích Ca ra đời”. Vừa chạy thình lình đạp vào chân một người đứng trong vòng tròn, người này lập tức đuổi theo và đạp nhẹ vào chân vịt, vịt cố chạy để về chiếm chổ của người kia. Nếu không chiếm được chổ thì chạy đến 1 vị trí khác chấp tay vái người này và lập tức người này là vị Bồ Tát cứu nạn chạy thế vịt chạy đến chổ trống đã chiếm. Cứ thế người bị làm vịt có thể nhờ vị Bồ Tát cứu thoát. Sau ba lần mà vịt không chiếm chổ được là xem như nghiệp còn nặng.

Học và Hành
Mục đích: Ôn lại bài các em vừa học
Mở đầu: Nhắc toát yếu bài đã học và giải thích.
Cách Chơi: Chia các em thành đội bằng nhau, trước mặt khoảng cách 10 m để 1 mảnh giấy trắng, mỗi đội chuẩn bị 1 cây viết để vào tờ giấy, Htr. ra lệnh, các đội trưởng chạy đến tờ giấy. Htr. nói đề 1 bài Phật Pháp, hoặc 1 bài hát vừa học cho em đội trưởng nghe. Em này viết câu đầu vào giấy, xong chạy về đánh nhẹ vào tay em kế tiếp lên chép câu tiếp theo. Cứ tiếp tục như thế cho đến xong bài. Đội nào rồi trước là thắng.
Chép xong trở về đội cùng nhau bắt bài hát (nếu chép bài hát)
Luật chơi: Không được nhắc cho ai biết mình đang chép bài gì. Tuyệt đối im lặng. Khi em cuối đội lên chép mà chưa hết thì tiếp em đầu lại chép đến xong bài. Dù xong trước nhưng không đầy đủ vẫn thua đội chép sau mà đúng.

Quảng Thọ
Thú Vật
- Số người: Càng đông càng vui
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng

Chia số người dự chơi làm hai phe bằng nhau.
Người điều khiển dặn dò trước: Chỉ hỏi giống vật ở trên trời, đất, sông, núi. Khi nói xong, chỉ vào một em ở một phe, và nói: Trời, Đất… em đó phải trả lời tên một con vật ở Trời, Đất… Nếu nói trật hay không nói được, xem như bị thua. Cũng có thể chuyển qua cho em khác cùng phe. Phe nào trả lời đúng nhiều thì xem như thắng
Thi Gút- Số người: Từ 10 em trở lên
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Vật dụng: Mỗi em một sợi dây

Chia tất cả làm hai đội, mỗi em lấy một số, kể từ số 1. Các đội sắp hàng dọc, xây mặt về phía người điều khiển. Trước mỗi đội; cách khoảng 10 mét có cây to hay một cọc đóng dưới đất; hay một cái ghế.

Người điều khiển nói tên một Gút và kêu ngay 1 số; những em trong đội có số ấy thì cầm dây đến thân cây hay chân ghế, làm gút ấy.

Ai làm đúng, được 1 điểm; làm xong trước và đúng, được 2 điểm. Rồi đến gút 2 và số khác. Đến cuối cùng, thì cộng chung điểm, xem thử đội nào thắng.
Thoát Vòng Tục Lụy
Mục Đích: Giải thích cho các em tính trói buộc của tình lụy và cởi bỏ oan nghiệt để cởi bỏ giải thoát, tập các em tính nhanh nhẹn.
Mở đầu: Kể chuyện thoát vòng tục lụy hoặc chuyện Thiên Sứ Phật ấn gián tiếp dạy thi sĩ Tô Đông Pha.
Chuẩn bị: Những người dự chơi chia thành hai đội nếu nhiều thì chia thành 3 hoặc 4 đội, mỗi đội bằng nhau. Đứng thành từng hàng dọc. Mỗi đội có một vòng dây mềm hoặc cứng, to hay nhỏ phải bằng nhau vòng quanh cổ, phải lòn từ đầu đến chân, vòng dây tượng trưng cho vòng oan nghiệt trói buột phiền não phải cởi bỏ.
Cách chơi: Sau khi giải thích quy luật. Người điều khiển thổi còi báo hiệu và nói lớn: Hãy cởi bỏ vòng dây oan nghiệt phiền toái ấy đi và ra hiệu bắt đầu. Người đứng đầu cầm dây đưa lên trước mặt và người điều khiển thổi còi: “Tích” lập tức các đội thi nhau, người đứng đầu lòn dây qua đầu xuống chân xong cởi ra và sau đó chuyền ra phía sau cho bạn mình, và cứ thế tiếp tục cho đến người cuối cùng. Đội nào xong trước và hô to “Thoát vòng tục lụy” để mọi người biết đội mình đã xong. Đội nào xong trước và đúng quy luật là thắng.
Luật chơi: Không được bỏ băng, không được làm sai động tác đã định. Đội thua bị cõng, đội hơn được cõng một vòng.
Đi Tàu Bay
- Số người: Từ 10 em trở lên
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Vật dụng: Một sợi dây dài

Tất cả ngồi vòng tròn, hai tay để sau lưng. Người điều khiển đi vòng quanh ở ngoài, tay cầm một sợi dây dài. Bỏ sợi dây ấy vào tay một em, rồi nói một tên Gút, tiếp tục đi. Người điều khiển đi giáp một vòng, trong khi đó, em ấy phải làm xong gút. Làm chưa xong, làm sai thì ĐI TÀU BAY (vào giữa vòng tròn cúi người xuống, đứng 1 chân, chân kia đưa ra đàng sau làm đuôi. Hai tay giang ngang).
Cứ đứng như thế, cho đến khi người làm sai thứ 2 vào thay thế.
Người điều khiển đưa dây cho 1 em, đi vòng vòng, rồi kiểm soát gút.
Hái Hoa
- Số người: Từ 10 em trở lên
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Vật dụng: Mỗi em một tờ giấy, một bút chì

Có thể cho các em đứng xa, hay đứng một chỗ không nhìn thấy Trưởng (nếu đứng xa thì mặt hướng về Trưởng)

Người điều khiển thổi còi, hay đánh cờ bằng morse với những chữ cái. Các em nghe hoặc thấy, viết những chữ cái ấy vào giấy. Tiếp theo những chữ cái, kể thành một loại trái cây. Ví dụ: Khi trưởng đánh chữ M, thì các em có thể thêm Mít, Mướp, Mẳng cầu…

Em nào kể được nhiều thì thắng.

Phơi Cho Mau
- Số người: Nhiều Đội, số người bằng nhau
- Chỗ chơi: Sân rộng
- Vật dụng: 3 món đồ cho mỗi Đội (khăn, nón, dép, đá…)

Các Đội đứng theo hàng dọc, cách nhau độ 3 thước, trước mỗi Đội vẽ 3 vòng tròn, đường kính chừng ½ thước cách nhau 4 bước. Em đầu của mỗi đội có 3 món đồ khác nhau đặt dưới chân, sau vạch khởi hành. Theo lệnh, em đầu cầm một món đến đặt vào vòng thứ nhất; sau đó chạy trở lại lấy món đồ thứ hai, đặt vào vòng thứ hai, tiếp đến chạy lại lấy món thứ ba đặt vào vòng thứ ba. Xong chạy về vạch khởi hành, vỗ vào vai người thứ hai. Em này chạy đến vòng tròn thứ nhất, nhặt vật trong vòng đưa về đặt tại nơi khởi hành, trở lại nhặt vật thứ hai ở vòng thứ hai; rồi chạy nhặt vật thứ ba ở vòng thứ ba. Xong đến vỗ vào vai em thứ ba. Em này chạy đến đặt những vật vào những vòng (như em thứ nhất). Cứ thế, tiếp tục cho hết Đội. Đội nào hết trước thì thắng cuộc.

- Ghi chú: Nếu em nào ném món đồ đi, hoặc chạy trước khi bạn mình vỗ vai phải bị phạt, thì phải bắt đầu trở lại từ chỗ mình bị lỗi.

Phù Hiệu
- Số người: Tất cả Đoàn
- Chỗ chơi: Sân hay phòng

Tất cả đứng vòng tròn. Người điều khiển ở giữa. Anh ta bảo: “Sẽ có một Huynh trưởng hay Đoàn sinh vì vội vàng, nên mang sai cấp, phù hiệu… Anh ta thuộc gia đình… cấp… chức vụ… đoàn…”
Ngay khi đó một người đóng vai Huynh trưởng hay Đoàn sinh đó, nhưng mang lẫn lộn nhiều cấp, phù hiệu, huy hiệu khác chỗ, khác cấp… đi vào, cho mọi người quan sát trong vài phút, Anh ấy ra khỏi vòng. Mỗi đội họp với nhau để nhận định chung. Ai đúng hết thì thắng.

Lọt Giếng
- Số người: Từ 10 đến 30 em
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Vật dụng: Phấn vẽ vòng tròn

Chơi theo hàng đội, các đội đứng theo hàng dọc. Ở đầu sân bên kia trước mặt mỗi đội có vẽ một vòng tròn, đường kính 1 mét.

Nghe lệnh còi, lần lượt một em của mỗi đội đi đến vòng tròn, em này được bịt kín mắt, và cố làm thế nào đi cho đúng đích, để được ngồi trong vòng tròn đó.

Ngồi đúng trong vòng tròn : 2 điểm
Ngồi nửa trong, nửa ngoài : 1 điểm
Ngồi lọt ngoài vòng tròn : 0 điểm

Cuối cùng, tổng kết xem đội nào nhiều điểm nhất là thắng.
Đọc Ca Dao
- Số người: Từ 10 em trở lên
- Chỗ chơi: Sân hay phòng rộng
- Vật dụng: Mỗi em một tờ giấy, một cây bút

Cho tất cả các em đứng vòng tròn, hay ngồi rải rác ngoài sân. Người điều khiển đứng ở giữa, dùng còi hay cờ đánh những chữ cái trong một câu cách ngôn, ngạn ngữ. Các em ghi chép và tìm cho ra câu cách ngôn hay ngạn ngữ đó

Ví dụ: Người điều khiển đánh chữ cái là: C, K, A, M, C, U. Các em phải ghi chép lại và dịch là: “ Cá Không Ăn Muối Cá Ươn”.
- Đập Bong Bóng
- Số người: Mỗi Đội 2 đến 5 người
- Chỗ chơi: Sân rộng
- Vật dụng: Một số bong bóng

Bong bóng đã được thổi phòng sẵn, buộc vào mắt cá (cổ chân). Khi nghe tiếng còi, những người tham dự có quyền đập cho nổ những bong bóng của người khác Đội. cuối cùng ai còn giữ nguyên vẹn bong bóng là thắng.

Ghi chú: Người bị đập vỡ, không còn được đập bong bóng của người khác nữa và bị loại ra khỏi vòng chơi. Người xem có quyền đứng bất cứ chỗ nào ngoài vòng chơi.
Bắt Bóng
- Số người: từ 10 em trở lên
- Chỗ chơi: phòng hay sân rộng
- Vật dụng: 1 quả bóng
Cho tất cả người chơi đứng thành vòng tròn. Mỗi em cách nhau 3 thước. Người điều khiển tung quả bóng đầu tiên cho các em; quả bóng được chuyền từ em này đến em kia, đi theo vòng tròn. Ai chụp trật thì bị phạt: lần đầu, quỳ 1 chân; lần thứ hai quỳ 2 chân; lần thứ ba ngồi xếp bàn; lần thứ tư chỉ bắt bóng một tay; đến lần thứ năm thì… bị loại. (Khi bị phạt vẫn phải bắt bóng). Ném sai cũng bị phạt như người chụp hụt.

Người 3 chân
• Số người: từ 8 trở lên
• Chỗ chơi: sân rộng
• Vật dụng: khăn hoặc băng vải
Cho tất cả người chơi sắp thành 2 hoặc 3 hàng. Lấy khăn hay băng vải cột vào chân người này với người kia (chỉ cột một chân thôi).
Sau tiếng còi, từng cặp chạy thi (3 chân)
Cũng có thể chia hai phe đá bóng, và chỉ dùng chân chung để đá, chứ không dùng hai chân kia.
Để thay đổi cũng có thể cột chùm chân ba người, để chạy thi. Ai về trước thì thắng.
chuchuy

Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 29 Tháng 12, 2010 2:28 pm
Đầu trang

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài Viết Liến Quan

    Bài viết mới cùng chuyên mục

      TRÒ CHƠI PHẬT HÓA EmptyTRÒ CHƠI PHẬT HÓA Empty