Diễn đàn chùa lương điền

-‘๑’- chualuongdien.forumvi.com -‘๑’

Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Giải Trí Hàng Đầu Việt Nam



Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

23rd September 2012, 09:13
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
Trong thực tế, để làm một quản trò dễ thương, một quản trò tài giỏi, trước hết bạn phải có tâm hồn cởi mở một ý thức sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng và một tài năng đa dạng.
1/ Tâm hồn cở mở: Để dễ dàng đón nhận và đóng góp khả năng của mình với mọi người cho cuộc vui chung cho bầu không khí tập thể thêm đậm đà gắn bó.

2/ Ý thức sâu sắc: Để biết làm, biết nói sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng để từng chút một nâng cao tính cách giáo dục sâu xa cho tập thể và cá nhân .

3/ Bản lĩnh vững vàng: Để biến bao nhanh nhẹn, thành công không kiêu, thất bại không nản và sẵn sàng ra đi nhường bước cho người khác mà không mặc cảm.

4/ Tài năng đa dạng : Để không gì mà không có thể được tận dụng nhằm biến thành trò chơi. Biết tất cả các lĩnh vực để khai thác, biết ăn nói dõng dạt, cư xử hài hoà, đủ cả sở trường sở đoản biến thành người kể chuyện, đệm đàn, tập hát, tập múa, người đóng kịch, người chịu trách nhiệm cuối cùng khi có tâm sự mà không còn ai giải quyết.

Vâng ! anh quản trò không là anh hề, một người láo cá, lém mồm, lắm miệng và lắm thủ đoạn tài vặt. Anh quản trò là người có trình độ và thiện trí, có thể làm chủ cả một tập thể từ ít người đến ngàn người trong thời gian ngắn hay dài mà kết quả là phần thưởng tinh thần tự người ấy cảm nhận mà thôi .

Quản trò phải luôn tự học hỏi, tự rèn luyện, thực hành thường xuyên, luôn trong tư thế sẳn sàng

5/ Rèn luyện giọng nói to dõng dạt: Trình bày trò chơi, hướng dẫn luật chơi với ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Khi làm trọng tài phải công bằng nghiêm trang mà vẫn vui vẻ, khuôn mặt tươi tỉnh, cởi mở nhìn bao quát toàn bộ. Tránh lộ vẻ nóng nảy sót ruột hoặc nản lòng bên ngoài. Mệnh lệnh dứt khoát nhưng không nạt nộ, ra lệnh gây gắt.

6/ Cử chỉ và dáng điệu gần gũi: Gây thiện cảm, tạo được chú ý, mới xuất hiện đã làm cho tập thể vui nhộn lên, để tương tác giao kết mọi người với nhau. Làm quản trò hay trọng tài mà dường như ở cùng một phía với người chơi.

7/ Bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn hay thở hổn hển, nói đứt quản không chơi màu nổi, sức khỏe và sự dẻo dai về thể lực của bạn sẽ góp phần động viên tập thể trong các cuộc chơi đòi hỏi nhiều thể lực. Sự nhanh nhẹn và tháo vác của họ trong khi sử lý các tình huống trong các kỹ năng hoạt động khác “ Vẽ, đàn, hát, chơi thể thao…” .

Có thể khẳng định quản trò là một nghề giáo dục, đặc biệt là đối với Thanh Thiếu Niên. Bạn có thể từ việc bắt chước, nhưng sau đó phải nghiên cứu, tìm học ở bậc thầy, ở bạn bè, nâng thành hệ thống lý luận, trở thành kiến thức của riêng mình rồi đem nó ra phục vụ lại cho lại cho mọi người, làm cho mọi người nhận ra một cách khéo léo các giá trị mà trò chơi đem lại.

Xuất hiện thường xuyên ở các cuộc chơi, mang theo quyển sổ tay, cây viết để học trò chơi mới, tích lũy những kinh nghiệm, tự mình chế biến sáng tạo ra trò chơi, để mỗi lần xuất hiện là hứa hẹn một trò chơi lý thú, hấp dẫn, có duyên, có ý nghĩa, đáp ứng tốt nhu cầu. Kết thân và rủ bạn cùng sưu tầm trò chơi, tạo ra một quỹ “ Tín dụng ngân hàng” trò chơi cho phong phú.

8/ Quản trò thường xuyên trao đổi và rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, xin nêu ra một số vấn đề sau đây để cùng tham khảo:

+ Số lượng ngừơi chơi :
-Ít người: đòi hỏi trò chơi có trình độ cao, phải quan sát, suy luận và có sự khéo léo dẻo dai.
-Trò chới có đông người thì càng đơn giản, nhiều động tác tại chổ, di chuyển ít, những trò chơi mang tính bắt chước, làm băng reo.

+ Đối tượng người chơi:
- Những tập thể có đội ngũ, có kỹ luật cần đưa ra trò chơi mới lạ, càng lúc càng khó hơn nhiều thử thách và trắc trở.
- Những tập thể mới, tập hợp đột xuất nên đưa ra trò chơi đơn giản, bắt chước bài hát ngắn dễ học kèm theo động tác.
- Nếu có người lớn và trẻ em thì dùng trò chơi dễ hiểu dễ chơi, không cần vận động nhiều, có tính duyên dáng, ý niệm, gây cảm tình, tạo sự hòa đồng trẻ trung đố danh nhân theo vần, đi du khảo tại chổ, hát theo chủ đề”.

+ Trình độ người chơi:
- Tập thể chưa quen, cần có trò chơi, phá vở sự ngại ngùng nam nữ. Người quản trò thường xuyên khích lệ họ hướng dẫn trò chơi cặn kẽ. Không nên chơi quá lâu, quá nhiều, dễ gây nhàm chán “ Trò chơi đoàn kết, trò chơi đoán tên, gọi tên ….”
- Tập thể quen sinh hoạt trò chơi nâng lên về cường độ hoặc sáng tạo hơn những gì mà họ quen thuộc “ Đoàn kết được chuyển thành kết thân, tựa lưng chụm đầu, tựa vai….”

+ Về bầu không không tập thể:
- Cần đánh giá ngay không khí của tập thể lúc chuẩn bị vào cuộc chơi. Họ đang thờ ơ, hay thích thú ? Họ đang thụ động hay đang phấn khởi? Để đưa trò chơi cho thích hợp .
- Nếu tập thể đã ngồi lâu, hội thảo tranh luận căng thẳng, thì trò chơi phải hoạt náo. Nếu họ đang vận động nhiều thì chuyển sang trò lắng đọng đi vào chiều sâu.

9/ Tóm lại : Điều cần lưu ý cho một quản trò .
A/ Giới thiệu tên trò chơi
B/ Yêu cầu mục đích trò chơi, đối tượng.
C/ Số người chơi: Tùy theo tính tình, lứa tuổi.
D/ Chuẩn bị dụng cụ: lo trước, linh hoạt sáng tạo.
E/ Chuẩn bị chổ chơi .
+ Cách sắp xếp theo sự chỉ dẫn .
+ Không theo máy móc .
F/ Chỉ dẫn người chơi.
+ Dùng ngôn ngữ đơn giản, xen kẽ động tác mẫu để diễn đạt cách chơi giúp người chơi hiểu đúng và làm nhanh hơn .
+ Phổ biến cách tính điểm cách phân biệt thắng thua, giúp và tạo hứng thú cho người chơi cố gắng phấn đấu .
G/ Điều cần lưu ý: Cần phân tích Chi tiết để ngăn ngừa sai phạm và hành vi xấu.

TÓM LẠI:
1/ Vai trò của người quản trò tốt giống như vai trò của một nhạc trưởng, hiểu rõ mỗi nhịp trong mỗi bản nhạc và tài nghệ cũng là thiếu sót của các nhạc công, sẽ thực hiện được một bản hòa tấu du dương.
2/ Trò chơi có giá trị đích thực của nó, nhiều người qủan trò cho rằng chơi cho vui, cho có không khí, cho nên nhiều lúc đã thiếu nghiên cứu, thiếu đầu tư xây dựng một kế hoạch cho tập thể mình. Mỗi ngày trò chơi phải nâng cấp hơn, đi vào chiều sâu của tâm hồn, góp phần cải biến tư chất của con người. Chơi đâu chỉ có chơi và nói theo Tú Xương “ Nghề chơi cũng lắm công phu “
3/ Tổ chức thực hiện một trò chơi: Đạt hiệu quả giáo dục đảm bảo an toàn, đoàn kết, gây hứng thú cho thật sự cho người tham dự nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp hay giảng bài: Vì thế người cán bộ đoàn muốn đạt được hiệu quả cao nhất, phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lứa tuổi, phải không ngừng học tập, rèn luyện và trao dồi nghệ thuật sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục.

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài Viết Liến Quan

    Bài viết mới cùng chuyên mục

        Bí Quyết Thành Công Của Người Quản Trò Empty  Bí Quyết Thành Công Của Người Quản Trò Empty