Diễn đàn chùa lương điền

-‘๑’- chualuongdien.forumvi.com -‘๑’

Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Giải Trí Hàng Đầu Việt Nam



Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

6th September 2012, 10:19
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
1. Định nghĩa Bát quan trai giới là gì?
Bát là 8; quan là cánh cửa đóng lại; trai là thanh tịnh; giới là những điều răn cấm; Bát quan trai giới là một phép tu hành dành cho người tại gia trong thời gian một ngày một đêm (24 giờ), nhằm làm cho thân tâm thanh tịnh bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi, có nghĩa là thọ trì 8 giới thật nghiêm túc. Dù chỉ tu trong một ngày một đêm nhưng công đức rất lớn.
2. Hãy kể 8 giới trong phép tu Bát quan trai?
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không dâm dục
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
6. Không trang điểm, thoa dầu thơm,
7. Không múa hát và xem múa hát
8. Không nằm ngồi trên giường cao rộng, đẹp đẽ
Ngoài ra, trong thời gian thọ Bát quan trai giới thì người thọ giới không ăn quá giờ ngọ, chỉ ăn một bữa vào đúng ngọ.
3- Hãy giải thích rõ 8 giới nói trên?
Tám giới này gồm Ngũ giới mà người Phật tử đã phát nguyện thường xuyên giữ theo, cộng thêm với 3 giới tinh tế hơn.
1. Không sát sanh: Vì lòng từ bi đối với các con vật bị giết. Chẳng những không đích thân mình giết, mà cũng không sai bảo người khác giết, không sanh tâm hoan hỷ khi thấy người khác giết hại loài vật, ngược lại còn phải khuyên can, ngăn cản họ.
2. Không trộm cắp: Cũng vì lòng từ bi không muốn người khác đau khổ khi tài sản bị mất mát. Và còn khuyên can khi thấy người khác có ý trộm cắp.
3. Không dâm dục: Dâm dục là nghiệp nhân gây sanh tử luân hồi, nên người tu phải dứt trừ hẳn. Người Phật tử giữ Ngũ giới thì không tà dâm, nhưng khi thọ bát quan trai giới thì phải giữ thân tâm thanh tịnh, dứt hẳn sự dâm dục.
4. Không nói dối: Kể cả không nói lời thêu dệt, hai chiều, hung ác, tục tĩu. Lòng chân thật sẽ
được những quả báo lớn lao.
5. Không uống rượu: Kể cả không uống bia, hút thuốc, đánh bài, đánh đề, ma túy xì ke, cá độ, đua ngựa...
Tóm lại là những thứ làm say mê điên đảo và gây nghiện.
6. Không trang điểm, thoa dầu thơm: mọi tội lỗi, sai lầm trong đời sống đều xuất phát từ sự chấp ngã,luôn vun đắp, ôm ấp cái bản ngã không thật, nên giữ giới này là sự nhắc nhở ta quay lại quán xét tính hư dối của bản ngã mà không chạy theo nuông chiều nó nữa.
7. Không múa hát và xem múa hát: Bởi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là năm cửa ngõ có thể dẫn tới Niết-bàn hay địa ngục. Nếu nghe những điều hay lẽ phải, ngửi mùi thơm tinh khiết, thấy những điềuthiện lành thì con đường giải thoát không xa. Ngược lại, nếu nghe tiếng du dương của dục vọng, thấy cảnh trụy lạc, ngửi mùi say nồng kích thích... thì dễ đọa vào đường ác. Ngày thường, Phật tử có thể tiếp xúc với nghệ thuật chân chính, nhưng ngày thọ Bát quan trai thì tuyệt đối không.
8. Không nằm ngồi trên giường cao rộng, đẹp đẽ: vì thân thể dễ bị mơn trớn bởi chăn êm nệm ấm mà sanh tâm bất chính. Nên tập đức tính giản dị noi gương Đức Phật.
Ngoài ra, việc không ăn quá giờ ngọ là tập theo nếp sống của người xuất gia, dù chỉ trong một ngày, sẽ có những điều lợi ích như: ít móng tâm sai quấy, ít buồn ngủ, dễ nhất tâm, ít sanh bệnh.
4. Mục đích của phép tu Bát quan trai?
Có 3 mục đích:
a. Đối trị với phép trì trai của ngoại đạo. Trước khi Phật xuất hiện, đã có phép trì trai của ngoại đạo như Bà-la-môn, Ni-kiền tử. Nhưng họ đặt nặng hình thức, không chú trọng nội dung, nên không lợi ích cho sự giải thoát. Phép tu Bát quan trai của Phật chế ra phù hợp chân lý, kết quả cao hơn.
b. Huấn luyện đời sống xuất gia để có người kế tục Tăng bảo. Người tại gia thọ trì Bát quan trai sẽ tạo nhân xuất gia cho đời này hoặc đời sau, như thế Tăng bảo mới tồn tại.
c. Tạo điều kiện cho người thọ trì đạt quả vị giải thoát. Từ sự nghiêm trì các giới, người tu sẽ phát sanh định và tuệ, đoạn tận phiền não, chứng đắc quả Vô thượng Bồ đề.
5. Phật tử thọ Bát quan trai vào những ngày nào? Thông thường là 6 ngày: mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30. Nếu tháng thiếu thì ngày 28, 29.
6. Tại sao lại chọn những ngày ấy?
Theo kinh Tứ Thiên Vương, thì 6 ngày ấy có Tứ Thiên Vương và sứ giả đi giám sát nhân gian. Người làm thiện sẽ được các ngài gia hộ, ai làm ác sẽ bị trừng trị.
Theo ý nghĩa thiết thực thì việc thọ Bát quan trai cần được thực hiện theo định kỳ, không chỉ một lần, nên phân chia thành các giai đoạn đều đặn như cuối tháng, giữa tháng... để có hiệu quả rèn luyện và nhắc nhở cao.
Ngày nay Phật tử bận rộn hơn thì có thể tu 2 ngày hoặc 1 ngày trong mỗi tháng, hoặc chọn ngày chúa nhật cho tiện, đều có công đức như nhau.
7. Chương trình căn bản của ngày tu Bát quan trai ra sao?
Một ngày tu thường có những phần như sau:
o) Sáng: Thầy truyền giới cho Phật tử - ăn điểm tâm - sám hối, tụng kinh, niệm Phật - thọ trai (ăn trưa) - đi kinh hành, niệm Phật.
o) Chiều: Chỉ tịnh (ngủ, nghỉ) - tụng kinh, niệm Phật, học giáo lý - uống nước cháo hoặc sữa thay cơm
o) Tối: Niệm Phật - quán hơi thở - chỉ tịnh (khoảng 9 hoặc 10 giờ)
o) 4 giờ khuya: Công phu (tụng kinh), niệm Phật
o) 6 giờ sáng hôm sau: Xả giới
Nếu không ở lại chùa qua đêm thì buổi chiều có thể xả giới.

BÀI 22: TỨ NIỆM XỨ
1. Định nghĩa Tứ niệm xứ là gì?
Tứ là 4; niệm là hằng nhớ nghĩ; xứ là nơi chốn; Tứ niệm xứ là bốn chỗ, bốn điều mà người tu hành thường nhớ nghĩ đến. Đó là:
1. Quán thân bất tịnh
2. Quán tâm vô thường
3. Quán pháp vô ngã
4. Quán thọ thị khổ
2. Quán thân bất tịnh là như thế nào?
Quán là tập trung tư tưởng để quán sát cho thấu đáo; bất tịnh là không trong sạch; quán thân bất tịnh là tập trung tư tưởng để quán sát một cách tường tận về sự không trong sạch của cái thân ta.
Nói về sự dơ bẩn của thân, ta thấy:
o) Từ khi mới đầu thai, thân đã do hai thứ là tinh cha, huyết mẹ kết hợp thành, nằm lẫn trong máu me nhơ nhớp. Và khi sinh ra, thân phải chui qua bằng con đường sinh dục bẩn thỉu.
o) Thân được nuôi lớn bằng những thức ăn cũng không tinh khiết, mới nuốt vào thì ưa thích, nhưng vào bụng đã biến thành hôi hám, và khi bài tiết ra thì không ai chịu nổi.
o) Trong thân thường bài tiết ra những chất dơ bẩn như đại, tiểu, ghèn, mũi, dãi... vài ngày không tắm mồ hôi đã dơ, sáng không súc miệng đã hôi thối v.v... Khi đau ốm càng dơ bẩn hơn như đàm, dãi, hoặc bệnh nan y như lao, cùi, giang mai, ung thư, HIV... càng bài tiết ra những chất ghê gớm.
o) Khi chết, da thịt rã rời, dòi bọ rúc rỉa, cũng bẩn thỉu vô cùng.
Phép quán này trị lòng tham sắc dục. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà hủy bỏ mạng sống. Bởi thân vẫncần để tu hành giải thoát, như qua sông phải có chiếc bè, chưa qua mà đã vội bỏ bè là trái với lời Phật dạy.
3. Quán tâm vô thường là như thế nào?
Vô thường là luôn luôn thay đổi. Quán tâm vô thường là tập trung tư tưởng để quán sát cái tâm của chúng ta luôn luôn thay đổi.
Nhiều người nhận lầm sự phân biệt, hiểu biết hằng ngày là cái Ta, và cho cái Ta đó là thường còn, vĩnh viễn. Thật ra cái ta đó là ngã chấp, chính nó sanh ra những vọng tưởng phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến...
4. Quán pháp vô ngã là gì?
Pháp là tất cả mọi sự thật trên vũ trụ, từ các vật hữu hình cho đến các sự vô hình, tưởng tượng; ngã là tự tướng, là cái ngã riêng biệt. Quán pháp vô ngã là quán sát mọi vật trong vũ trụ không có cái ta riêng biệt, rồi từ đó sinh ra quí trọng, khinh rẻ, tranh chấp... Tất cả đều do nhân duyên hòa hợp, hết nhân duyên là tan rã. Tất cả các pháplàm nhân duyên cho nhau chứ không có tự tướng.
Không có tự tướng tức là vô ngã. Pháp này giúp ta không bị hoàn cảnh chi phối, vì biết mọi thứ đều giả tạm, đâu cần trach chấp, ích kỷ, hại người.
5. Quán thọ thị khổ là như thế nào?
Thọ là chịu, nhận lãnh. Quán thọ thị khổ là quán sát rằng có nhận lãnh là có khổ.
Nhận lãnh là nhận lãnh tất cả những thứ trong cuộc sống.
o) Trước tiên là nhận lãnh cái thân này riêng của ta, cái tâm này riêng của ta.
o) Sau đó thọ nhận những thứ khác để nuôi thân như cái ăn, cái mặc, cái ở, sắc, thanh, hương, vị, xúc, thọ những gì làm cho ta thích thú, vui vẻ.
Nhưng càng thọ thì càng khổ. Ví dụ, nhận được cái gì quý giá thì nơm nớp lo mất, sanh buồn thương,
tiếc nuối... Kẻ có của thì sợ mất của, kẻ có địa vị thì sợ mất địa vị, kẻ có người yêu thì sợ mất người yêu v.v...
Tất nhiên không thể bỏ tất cả trong cuộc sống, nhưng chúng ta phải biết buông xả đựoc chừng nào hay chừng ấy. Vì cuộc đời vốn đau khổ với sanh, lão, bệnh, tử, không có gì thường tồn cho ta nắm giữ, nên đừng tham đắm thật nhiều.
6. Tóm lại, phép quán Tứ niệm xứ đánh đổ bốn thành kiến sai lầm của người đời là gì?
Bốn thành kiến sai lầm là:
– Tưởng thân này quý báu tốt đẹp
– Tưởng tâm mình là vĩnh viễn thường còn
– Tưởng mọi vật trên đời là chắc thật trường cửu
– Tưởng tom góp thu nhận càng nhiều càng sung sướng

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài Viết Liến Quan

    Bài viết mới cùng chuyên mục

       BÁT QUAN TRAI GIỚI Empty BÁT QUAN TRAI GIỚI Empty