Diễn đàn chùa lương điền

-‘๑’- chualuongdien.forumvi.com -‘๑’

Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Giải Trí Hàng Đầu Việt Nam



Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

6th September 2012, 10:12
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
1. Định nghĩa Tứ trọng ân là gì?
Tứ là 4; trọng là sâu nặng, lớn lao; ân là ơn nghĩa; Tứ trọng ân là bốn ơn nghĩa sâu nặng mà mỗi người chúng ta đã thọ nhận và phải có nhiệm vụ ghi nhớ, đền đáp lại.
Bốn ơn sâu nặng đó là:
y Ơn cha mẹ
y Ơn chúng sanh
y Ơn quốc vương
y Ơn Tam bảo
2. Hãy trình bày về ơn cha mẹ?
Cha mẹ sanh ra ta rất cực nhọc, lại có công nuôi dưỡng ta đến khôn lớn, rồi cho học hành tử tế, dựng vợ gả chồng, tạo dựng hạnh phúc cho ta.
Vậy ta phải đền đáp lại bằng 4 cách hiếu thảo (hiếu tâm, hiếu dưỡng, hiếu hạnh, hiếu đạo) để cha mẹ anvui, đầy đủ và giải thoát.
3. Hãy trình bày về ơn chúng sanh?
Ta sống trên đời không thể độc lập một mình, mà phải nương dựa vào nhiều người, nhiều vật.
Thí dụ, nhờ thợ mộc ta mới có bàn ghế ngồi, có nhà cửa để ở; nhờ người làm ruộng ta có cơm ăn, nhờ thợ dệt ta có áo mặc; nhờ con chó giữ nhà, con bò kéo xe v.v... Ta phải đền đáp bằng cách làm việc cống hiến trở lại, và siêng tu, học đạo, để cầu cho chúng sanh được giải thoát luân hồi.
4. Hãy trình bày về ơn quốc vương?
Nhờ có vua hoặc tổng thống, chủ tịch nước, nói chung là chính quyền, cán bộ, lo xếp đặt mọi việc trong ngoài, giữ gìn an ninh trật tự, thái bình thịnh trị, ta mới yên tâm làm ăn, sinh sống.
Ta phải đền đáp bằng cách chăm lo sản xuất, sống lương thiện, làm việc công ích cho xã hội, và tu học để hóa độ mọi người.
5. Hãy trình bày về ơn Tam bảo?
Nhờ Phật khai sáng mà ta nhận ra con đường chơn chánh để đi theo, không sa vào nẻo ác. Nhờ Chánh pháp mà ta có đường lối tu tập đúng đắn. Nhờ chư Tăng giảng dạy đạo lý mà ta thấu hiểu. Vậy ta phải đền đáp bằng sự cung kính cúng dường và siêng năng tu học để mau đắc quả Bồ-đề
.
BÀI 20: TỊNH ĐỘ
1. Định nghĩa Tịnh độ là gì?
Tịnh là trong sạch, thanh tịnh; độ là xứ sở, quốc độ; Tịnh độ là thế giới trong sạch, an vui của Đức Phật A-di-đà. Nơi đó toàn vàng bạc, châu báu làm nên đường sá, đền đài, cung điện. Hoa thơm cỏ lạ đủ màu sắc, hương thơm. Chim chóc toàn thứ quý báu, ngày đêm hót những bài pháp vi diệu. Nhạc thiêng khiến ai nghe đến cũng sanh lòng hoan hỷ. Không bao giờ có bóng tối vì hào quang của Phật luôn phát ra sáng ngời. Chúng sanh ở đây đều tinh tấn tu hành, dễ thành chánh quả, không vướng bận buồn khổ như thế gian.
2. Điều kiện nào để vãng sanh về Tịnh độ?
Phải có đủ 3 điều kiện: Tín, Nguyện và Hành.
o) Tín: là lòng tin chắc chắn.
– Tin có Đức Phật A-di-đà, tin có thế giới Tịnh độ (Cực lạc) để chúng sanh hết khổ.
– Tin giáo pháp của Phật nói ra (trong kinh A-di-đà) là đúng đắn, cứ nhất tâm niệm Phật thì sẽ thành công.
– Tin vào bản thân mình “là Phật sẽ thành”, nhất tâm niệm Phật chắc chắn sẽ được vãng sanh.
o) Nguyện: là lập chí nguyện vững vàng quyết về Tịnh độ, dù gặp trở ngại cũng không thối chuyển. Không có chí nguyện lớn lao sẽ không thành tựu việc gì cả.
o) Hành: là sự thực hành theo đúng chí nguyện. Luôn luôn trì niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, không phút giây nào xao lãng.
3. Pháp môn niệm Phật có dễ tu hay không?
Đạo Phật có muôn ngàn pháp môn, nhưng pháp môn niệm Phật là phép tu dễ dàng nhất trong thời
đại ngày nay. Bởi nó phù hợp với đủ mọi căn cơ của chúng sanh, từ thấp tới cao, từ trí thức tới bình dân, từ giàu tới nghèo... đều áp dụng được. Đặc biệt là những người bận rộn, có thể vừa làm công việc, vừa niệm Phật.
4. Có bốn pháp niệm Phật, nhưng pháp nào thông dụng nhất?
Bốn pháp niệm Phật là:
y Trì danh niệm Phật
y Tham cứu niệm Phật
y Quán tưởng niệm Phật
y Thật tướng niệm Phật
Trong đó pháp Trì danh niệm Phật là thông dụng nhất. Trì danh niệm Phật là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm “Nam mô A-di-đà Phật” khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống. Niệm từ lúc mới thức dậy cho đến buổi tối, không lúc nào ngưng. Tiếng niệm có thể phát ra miệng hoặc chỉ niệm thầm trong tâm.
5. Sự quan trọng của việc niệm Phật trong lúc lâm chung?
Gần lâm chung, đừng luyến tiếc của cải, con cháu, mà nên buông bỏ để giải thoát. Cận tử nghiệp (nghiệp hiện ra vào lúc sắp chết) có mãnh lực rất lớn trong sự đầu thai, nếu tham luyến trần duyên thì sẽ luân hồi trở lại. Vì thế, lúc lâm chung, gia đình, con cháu không nên khóc lóc nhiều, làm rối loạn tâm thần người sắp chết, mà nên đứng xung quanh niệm Phật rõ tiếng cho người chết nương theo mà nhất tâm hướng về Tịnh độ, sẽ được vãng sanh.
6. Lợi ích của pháp niệm Phật trong đời sống hiện tại?
Không những đời sau được vãng sinh về nơi Cực Lạc mà ngay trong hiện tại chúng ta cũng có những lợi ích như:
o) Niệm Phật trừ được niệm chúng sinh: Niệm chúng sinh là nhớ nghĩ đến những điều xấu xa như tham, giận, kiêu căng... Nếu lo niệm Phật, thì tâm trí đâu còn nhớ nghĩ đến những niệm xấu đó nữa, thân và khẩu đâu gây nghiệp xấu.
o) Niệm Phật trừ được tâm buồn phiền: Trong những lúc buồn phiền, đau khổ, như gặp cảnh con cái biệt ly, vợ chồng xa cách, nhà cửa tiêu tan... nếu ta niệm Phật thì nỗi đau khổ sẽ vơi bớt hoặc tan biến. Vì ta nghĩ đến Phật A-di-đà thì không còn bận tâm đến nỗi niềm riêng nữa.
7. Chư Phật vô số, vì sao chỉ niệm riêng Phật A-di-đà? Cảnh Phật ở khắp nơi, tại sao không niệm về các phương đông, nam, bắc mà chỉ cầu về Tây phương Cực lạc?
Tất cả chư Phật đều đồng một thể tánh sáng suốt. Niệm một Phật là niệm tất cả Phật. Và phương nào có Phật cũng đều là Cực lạc. Nhưng sở dĩ ta niệm danh hiệu Phật A-di-đà và cầu về Tây phương bởi các lý do:
o) Nhờ chính kim khẩu Đức Phật Thích-ca truyền dạy mà chúng ta biết chắc chắn hơn cả. Và đến một nơi mà ta đã có ý niệm thì cũng chắc chắn hơn đến một nơi mà ta còn lờ mờ chưa hiểu.
o) Đức Phật A-di-đà đã có lời đại nguyện từ khi còn chưa thành Phật, là sẽ tiếp độ bất cứ chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài để cầu mong được sanh về cõi Phật của Ngài. Nhờ nguyện lực lớn lao của Ngài mà sự tu tập của chúng ta được dễ thành tựu.
o) Nếu chuyên nhất tưởng niệm một Đức Phật, một cảnh giới thì dễ nhất tâm hơn là nhớ nghĩ nhiều danh hiệu, nhiều cảnh giới, sinh ra tán loạn.
8. Giải nghĩa danh hiệu A-di-đà?
A-di-đà có nghĩa là Vô lượng thọ và Vô lượng quang.
– Vô lượng thọ là tuổi sống lâu không tính được số lượng.
– Vô lượng quang là Phật có hào quang sáng suốt khôn lường.
9. Hãy trình bày lược sử
Đức Phật A-di-đà và 48 đại nguyện?
Có nhiều kinh nói về Phật A-di-đà, nhưng chúng ta chỉ học lược sử do Phật Thích-ca giảng nói trong kinh Đại A-di-đà như sau:
“Trong nhiều kiếp trước, Phật A-di-đà là Thái tử Kiều-thi-ca, con của đức vua trị vì nước Diệu Hỷ. Kiếp ấy có đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều-thi-ca bỏ ngôi thái tử, theo Phật ThếTựTại xuất gia, được đặt tên là Pháp Tạng tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng quỳ trước Phật Thế Tự Tại phát48lời đại nguyện, độ khắp tất cả chúng sanh. Khi Ngài Pháp Tạng thành Phật, có danh hiệu là A-di-đà, ở một thế giới vô cùng trang nghiêm, quý báu, là thế giới Tây phương Cực lạc.”
Đối với người tu Tịnh độ thì đại nguyện quan trọng nhất của Đức Phật A-di-đà là đại nguyện thứ 29 trong số 48 đại nguyện của Ngài, nói rằng: “Lúc ta thành Phật, chúng sanh trong mười phương nếu chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước ta, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thì ta không ở ngôiChánh giác (trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp).”

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài Viết Liến Quan

    Bài viết mới cùng chuyên mục

       TỨ TRỌNG ÂN Empty TỨ TRỌNG ÂN Empty