Diễn đàn chùa lương điền

-‘๑’- chualuongdien.forumvi.com -‘๑’

Diễn Đàn Chia Sẻ Thông Tin Giải Trí Hàng Đầu Việt Nam



Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

31st October 2012, 11:47
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
ĐỐI CẢNH TRẢ LỜI



1.NÓI VỀ THIỆN MỸ

. Thiện là gì ?

Thiện là trí tuệ. Trí là phân biệt trí, năng lực hiểu biết phân biệt. Tuệ là bình đẳng tuệ, sự hiểu biết chẳng bị chi phối bởi cái tôi và tình cảm. Có trí tuệ thì có thiện và mỹ. Lại nữa : thiện không thể biểu hiện bằng oai quyền, không thể mượn danh nghĩa là vì lòng tốt, rồi ép người ta theo mình .

. Từ bi và thiện quan hệ ra sao ?

Có lòng từ bi mà không có trí tuệ thì đôi lúc sinh phiền phức. Ví dụ gần đây trong xã hội thường có chuyện những người có lòng tốt bị lừa đảo. Như thế, từ bi không những chẳng đạt tới cái thiện lý tưởng mà ngược lại giúp cho kẻ lừa đảo tạo tội. Mình phải dùnh trí tuệ để phát huy lòng từ bi, thì mới có cái thiện chân chính.

. Thế nào là đẹp nhất ? Thế nào là vui nhất ?

Yên tĩnh là đẹp nhất. An định thì vui nhất. Tập thiền, tu tâm, dưỡng tánh là tốt đẹp nhất mà cũng an vui nhất. Đây cũng là cảnh giới cao thượng nhất.

. Trên đời phải chăng thật có chuyện hoàn mỹ viên mãn sao ? Viên mãn có thể truy cầu chăng ?

Có đầu ắt có đuôi, có sinh ắt có diệt. Việc truy cầu vật chất và danh lợi chẳng những vừa cực khổ, vừa mất công, lại còn chẳng bao giờ ngừng, cũng không có gì bảo đảm. Chỉ nhìn vào đây cũng biết trên đời không có chuyện gì viên mãn. Song, mình có thể truy cầu sự viên mãn của nhân tánh. Đây là sự truy cầu trên quan niệm giá trị. Bởi vì nhân tánh, đạo đức thì ta có thể tu sửa nâng cao. Quay tìm nơi tự tánh, bằng cách tu dưỡng và nỗ lực, ta sẽ nhìn thấy cảnh giới thiện mỹ. Mình có thể tìm tới một phần giá trị viên mãn, đạt tới một thái độ hoàn mỹ về nhân sinh.

. Người như thế nào thì đẹp nhất ? Áo quần nào đẹp nhất ?

Khuôn mặt đẹp nhất luôn tươi cười. Mỉm cười là ngôn ngữ chung của thế giới, là biểu hiện của tình thương. Áo đẹp nhất là áo nhẫn nhục nhu hòa.



2 NÓI VỀ ĐỨC HẠNH

.Đức là gì ?

Đức là thực hành, là có chí hướng vào đạo. Có đức trong tâm rồi biểu hiện ra bên ngoài thì gọi là đức tướng. Giống như tướng đi cử chỉ,…có thể biểu hiện đức tướng của một người. Do đó đức là một thứ giáo dục cá nhân, do nội tâm thấu hiểu chân lý rồi biểu hiện ra ngoài bằng hành vi và quy củ.

.Một cô trẻ tuổi hỏi : Mặc quần áo ra sao mới phải ?

Tự nhiên là tốt nhất. Áo quần mặc để bảo vệ thân thể, mà cũng biểu hiện khí chất của một người. Mình thân phận ra sao, tuổi tác thế nào, trong hoàn cảnh gì, phải tùy nghi mà mặc mới tự nhiên. Lại nữa : Y phục cần phải thích hợp với người mặc thì mới đẹp; quá lộ liễu thiếu tự nhiên thì chẳng còn đẹp nữa.

. Người phụ trách trong hội ở một đại học nọ tới hỏi rằng : Thế nào là tạo khẩu nghiệp ?

Khi những điều ta nói, câu nào cũng chân thật, chuyện gì kể ra, câu nào ta cũng chịu trách nhiệm, thì đó là chính ngữ. Ngược lại như vậy thì tức là tạo khẩu nghiệp. Mở miệng nói năng, không đâu chẳng là nghiệp. Muốn đừng tạo nghiệp, ta cần dùng trí tuệ vô lậu thâu nhiếp lời nói. Nói đùa, nói giỡn hay trào phúng kẻ khác, cũng tạo ra nhân quả chẳng tốt đẹp gì. Lại nữa : Hòa và kính là việc tu hành tối trọng yếu. Do đó chớ để thân ta biểu hiện trái ngược với (tính tốt đẹp trong )cuộc sống sinh hoạt. Cộc cằn, thô lỗ nói láo, nói thêu dệt nói hai lưỡi với kẻ khác là tạo nghiệp với lời lẽ, hay chính là tạo khẩu nghiệp vậy.

.Vì sao người ta đối với kẻ thân thuộc lắm khi thiếu lễ độ, thiếu chu đáo so với kẻ xa lạ ?

Nhiều khi đối với kẻ xa lạ thì ai cũng ra vẻ khách sáo tiếp đãi, đầy đủ lễ tiết khách chủ, vui vẻ thân thiện. Nhưng đến khi biết nhau lâu rồi, vì quá quen thuộc nên không cần khách sáo, lễ mạo nữa. Do vậy có người nói : hận thù do tình ái mà ra. Lúc ban sơ ai cũng khách khí, kính trọng, thương mến nhau; đến lúc quen thuộc quá rồi thì mọi lễ tiết từ từ mất đi. Lúc ấy (nếu có xích mích, mất lòng) thì sẽ sinh khởi lòng oán hận ngay. Vì thế mình cần giữ thái độ lễ mạo khách khí thuở ban sơ, thủy chung không giảm bớt; đó mới là cách đối nhân xử thế.

. Nhiều người về thăm cố hương ở Trung Quốc, chứng kiến dân ở đó nghèo nàn, lạc hậu thì sinh lòng phân biệt khinh khi. Trong lời nói, cử chỉ họ biểu lộ thái độ kiêu ngạo.

Chúng ta về thăm nhà ở Trung Quốc thì tâm nên cung kính kiền thành, với quan điểm bình đẳng và đạo đức. Không nên làm họ đau lòng, không làm họ chướng mắt. Cuộc sống nghèo nàn ấy, há chẳng phải chúng ta đã từng trải qua, chẳng lẽ các bạn đã quên rồi sao ? không kềm chế, tự mình khoe khoang, thì không những làm đau lòng đồng bào ta mà còn tổn hại luôn chính mình.

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

31st October 2012, 11:47
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
NÓI VỀ LÒNG KHOAN DUNG, NHU HÒA

.Có người nói : Lý trực khí tráng (chỉ một người tính thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy).

Nên lý trực khí hòa(tính thẳng thắn nhưng phải giữ lời lẽ ôn hòa).

. Có người lại nói : khi mình đúng lý thì đừng nhường ai cả.

Vì mình đúng lý nên mới nhường người.

. Nếu cứ lý trực khí tráng thì có vấn đề gì chớ ?

Nếu cho rằng mình đúng lý, rồi chuyện gì cũng tranh thắng thì thật quá can cường. Khi quá can cường, bạn sẽ phá vỡ tính hòa khí với kẻ khác. Khi bạn đúng lý mà chẳng nhường ai, thì bạn sẽ tạo thành cuộc diện tranh chấp tới cùng. Nếu do chấp trước vào ý kiến của mình, bạn khiến người khác tạo ác nghiệp, thì đó là điều sai lầm. Mình phải nghĩ đến lợi ích của kẻ khác, lúc hành đạo nên làm chúng sinh vun bồi thiện nghiệp. Do đó mới cần : lý trực khí hòa, hễ càng có lý thì bạn phải càng phải hòa nhã.

. Lại hỏi : Lý trực khí hòa là thế nào ?

Con người ai cũng cần tình thương; quá nghiêm khắc, bạn sẽ mất đi tình thương. Khi bạn đúng lý, bạn phải giữ khí độ ôn hòa thì mới bao nạp được tình thương, sáng tỏ thêm chân lý. Do đó làm người, mình cần bên trong đúng đắn, bên ngoài hòa nhã.

. Có vị đệ tử hỏi : Làm sao viên dung việc làm người và làm việc ?

Viên nghĩa là đầy đặn vẹn toàn ; Khi đối đãi xử thế với người, mình phải làm cho trọn vẹn hết lòng. Không nên sắc bén, bởi vì quá sắc bén thì sẽ tổn thương kẻ khác, có thể đâm xóc vào tim người ta.

. Có cô phát biểu rằng : Hàng ngày làm việc tôi thường cảm thấy rất đau lòng.

Hãy cởi mở cõi lòng ! Nếu cửa lòng khai mở thì ai cũng có thể ra vào, chẳng hề chướng ngại. Nếu cửa quá hẹp, người ta ra vào chắc chắn sẽ đụng va vào cửa.

. Có những người thường nói rằng : Sư cô ! Khi tôi sắp nổi giận, nhớ lại lời cô dạy về lòng hoan hỷ, tôi liền đè lòng nóng nảy xuống, nhưng thật khó mà nhẫn quá.

Sư nói : Bởi vì bác còn muốn đè nó xuống nên mới cảm thấy khó chịu. Nếu bác mở rộng cõi lòng, dung nạp mọi thứ thì tự nhiên tâm sẽ mát mẻ vui vẻ. Chẳng cần đè nén cho khổ sở ! Đây, bác cần phải từng bước tu dưỡng, giống như nước chảy đá mòn vậy : Tính nóng nảy, lòng cố chấp cứng như đá sẽ bị lòng nhu hòa tùy thuận tốt lành cảm hóa.

. Có vị hội viên hỏi : Mỗi lần chúng tôi đi thăm những nhà nghèo, cấp nạn, chúng tôi thấy họ chẳng được giúp đỡ gì cả, không biết phải làm sao an ủi họ ?

Trước hết bạn nên dùng thái độ nhu hòa, lời lẽ hiền từ thương mến, để làm giải tỏa lòng khủng hoảng lo sợ của họ. Sau đó bạn từ từ xây dựng đức tin tôn giáo để tinh thần họ có nơi nương tựa đặng đối phó với khốn khổ trước mắt. Công việc của chúng ta nào phải giúp đỡ họ về mặt vật chất thiết thực mà thôi; giải cứu họ trên mặt tinh thần mới quan trọng. Cứu người tuy khẩn cấp nhưng cứu tâm còn gấp rút hơn.

.Sao gọi là vẻ nhu hòa khiêm nhường nơi khuôn mặt của Bồ tát ?

Đối với những chúng sinh bần cùng khốn khổ, mình phải có lời nói, ngữ khí nhu hòa, mềm dịu, thái độ khiêm tốn, thân thiết. Người nghèo khổ chẳng phải chỉ cần vật chất mà thôi, Họ cần tình thương nữa đó. Biểu hiện của tình thương là ở nơi nét mặt, cử chỉ thái độ. Do đó mình đừng tỏ vẻ ngạo mạn. Phải ôn hòa thân thiết với họ.

. Có người đệ tử hỏi ; Khoan dung tha thứ cho kẻ khác là sao ?

Toàn thiên hạ chẳng ai không phải là người để ta thương, người mà ta tín nhiệm, người để ta tha thứ. Nếu có cái nhìn như trên thì tâm mình sẽ lành mạnh, phát triển đàng hoàng. Tự nhiên mình sẽ có lòng khoan dung tha thứ, biết thương người, tín nhiệm kẻ khác.

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

31st October 2012, 11:48
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
6. NÓI VỀ THỰC TẾ

.Có người hỏi : Làm sao phát tâm ?

Phát tâm thì phát ở nơi chân : đi cho ngay ngắn, đứng cho vững vàng. Không phải là phát tâm nơi cửa miệng, chỉ nói mà chẳng thực hành.

. Có vị thanh niên học Phật pháp tới tá túc nơi tịng xá, thỉnh vấn rằng : Vì sao người đọc sách (học sinh) thường hay cảm thất phiền muộn ?

Các bạn trí thức thì ai ai cũng nhiều chữ nghĩa. Khi bạn không thể dung hợp lý và sự (sự hiểu biết với hiện thực trước mắt) thì lòng sẽ sinh phiền muộn, đó gọi là hiểu biết nhưng thiếu thực hành. Do đó mình nên bỏ việc buồn rầu, chuyện gì cần làm thì làm ngay, việc gì phải bỏ thì bỏ liền. Vậy thì còn giờ đâu mà ngồi lãng phí rầu rĩ chớ ?

. Có vị chuyên làm công tác xã hội cảm thán rằng đời nay càng ngày càng tệ, lòng người chẳng như xưa nữa .

Chớ nên than phiền đời này bây giờ tệ hại ra sao, hay lòng người bỉ thử xấu xa thế nào. Ngược lại mình nên vì nó mà sinh ý tưởng mạnh dạn rằng: do xã hội tệ hại như vậy, nên mới cần ta làm gì chứ. Ví dụ : do có người bệnh thì mới thấy sự quan trọng của bác sĩ. Chính vì có chuyện tệ hại thì mới khuyến khích mình xắn tay vào việc; nó cũng là duyên lành khiến ta phục vụ chúng sinh, thực hiện lý tưởng của mình.

7.NÓI VỀ VIỆC LÀM

. Có đôi vợ chồng hỏi rằng khi làm việc (buôn bán) nên có thái độ ra sao?

Phải thành tâm, phải ngay thẳng.

. Lại hỏi ; Trong khi công ty thường có chuyện đồn đãi thị phi, phải làm sao ?

Chuyện thị phi khiến đến tai người trí tuệ thì chúng ta sẽ ngừng lại. Nếu không có chuyện thị phi, rắc rối, thế giới này chẳng còn là cõi phàm nữa.

. Đệ tử hỏi : Kẻ phàm phu thì thường hay mê muội chính mình trong chuyện thị phi nhân ngã, vậy phải làm sao ?

Luật nhân quả chi phối kẻ phàm phu khiến họ xoay chuyển trong vòng nghiệp báo đã tạo. Tuy đau khổ nhưng họ cứ chui vào vòng thống khổ. Thánh nhân thì dùng tâm bình thường để chuyển nghiệp. Hãy mau mau để nỗi đau khổ qua đi, vì nghiệp chướng cũng theo tâm cảnh mà thay đổi.

. Người ta thường cho khổ cán (khả năng chịu khổ) và năng cán (khả năng làm việc) là giống nhau.

Thật sự chúng có chỗ sai khác. Người năng cán tuy tích cực làm việc, , nhưng không bỏ được thói đời. Do đó y có thể chịu đựng lao nhọc nhưng không chịu được bị người oán trách. Kẻ khổ cán thì không những biết tận lực phát huy khả năng, nhưng đáng quý nhất là y biết chịu đựng lao nhọc và oán trách.

. Có người thường vì gánh vác (trách nhiệm) nặng nhọc nên sinh bực bội.

Không nên lo rằng gánh nặng quá lớn. Trải qua thử thách mới thành công lớn. Chỉ cần chân đứng vững vàng thì khí lực càng dùng càng dồi dào.

. Quan niệm về công việc và nghỉ ngơi phải ra sao ?

Ý nghĩa của nghỉ ngơi tức là thay đổi tư thái, là một phương thức làm việc khác. Không phải rằng ngồi yên, toàn thân bất động là nghỉ ngơi. Mình phải khéo lợi dụng cuộc đời này, hoạt động hơn một tý để thành tựu công việc nhiều hơn một chút.

. Có vị ủy viên từ ngoại quốc mới về nước tạm trú tại tịnh xá Tĩnh Tư, theo chúng làm lao tác, bao bọc đèn cầy. Bởi vì đèn cầy thì trơn tru, giấy dầu dán cũng trơn tuột; thêm vào đó phải bao mấy cây đèn cầy vào một bó với nhau nên anh ta không sao làm cho tròn trịa được. Sư thấy vậy nên mới làm thử cho coi, chỉ thoáng chốc là bọc xong. Vị ủy viên mới hỏi nguyên lý bọc đèn cầy là gì ?

Sư giải thích ; Làm việc gì cũng phải chú mục ngưng thần vào việc ấy. Tay chỉ tùy theo ý niệm dắt dẫn mà chuyển động. Bạn cần phải tế nhị, chuyên nhất, thứ lớp mà làm. Không cần phải quá tham lam. Trước hết, dùng giấy dầu bọc kỹ một cây đèn sáp trước; Xong từ từ lăn giấy tới để bọc hết mấy cái kia. Bởi vì mỗi cây đèn thì lớn nhỏ bằng nhau nên bạn có thể (lăn đèn sáp vấn giấy vào), để tuần tự hoàn thành. Làm việc, tu hành đều cùng nguyên tắc.

. Các đệ tử ở tịnh xá Tĩnh Tư trong lúc làm việc, phát hiện rằng hộp hồ (glue) đã dùng hết, nên có vị mới tới văn phòng hội Từ Tế để mượn hộp hồ (đã sử dụng qua rồi).

Khi sư cô đi ngang qua, nghe được chuyện này thì mới nói: Kinh phí của hội Từ Tế, một đồng, một cắt đều là sự đóng góp quý báu của hàng ngàn người hội viên. Tài chánh đó dùng vào việc giúp đời, cứu kẻ nghèo cùng, không thể dùng sai lầm dù chỉ cắt bạc. Nếu kẹt quá thì phải mượn đồ dùng, thí dụ như mượn hộp hồ, bạn phải mượn nguyên hộp, sau đó phải mau mau trả lại nguyên hộp. Việc gì cũng phải rõ ràng thì ta mới ăn nói được với các hội viên. Làm việc, không thể việc nhỏ mà ta xem thường. Phải rõ ràng tinh tế từ việc một.

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

31st October 2012, 11:48
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
Cuộc sống là quá trình tìm kiếm tình yêu,mỗi một người đều phải tìm thấy 4 người,người thứ nhất là chính mình,người thứ hai là người mình yêu nhất,người thứ ba là người yêu mình nhất,người thư tư là bạn đồng hành trong suốt cuộc đời ( bạn đời )

Trước tiên bạn sẽ găp người mình yêu nhất ,sau đó hiểu được cảm giác yêu,vì hiểu được cảm giác được yêu,mới có thể phát hiện ra người yêu mình nhất. Khi bạn đã trải qua cảm giác yêu và được yêu,bạn có thể biết được mình cần điều gì va cũng sẽ tìm thấy người bạn đời thích hợp nhất sống cùng bạn suốt cuộc đời còn lại.

Nhưng thật đáng tiếc,trong thực tế cuộc sống,cả ba người này thường không phải là một người,người bạn yêu nhất không chọn bạn,người yêu bạn nhất lại không phải người bạn yêu nhất,và người bạn đời luôn luôn không phải là người bạn yêu nhất,cũng không phải là người yêu bạn nhất,mà chỉ là người xuất hiện vào lúc thích hợp nhất thôi.

Bạn sẽ là người thứ mấy trong cuộc sống của người khác ?

Không ai muốn thay đổi tình yêu của mình,khi anh ta yêu bạn, đó là lúc anh ta thực sự yêu bạn.

Nhưng khi anh ta không yêu bạn thì cũng thật sự là không yêu bạn,anh ta không thể giả vờ không yêu khi anh ta đang yêu bạn,cũng như anh ta không thể giả vờ yêu khi không yêu bạn.

Khi một người không còn yêu mình muốn rời xa mình ,bạn cần hỏi lại bản thân có còn yêu anh ( cô )ta nưa không,nếu bạn không còn yêu người ấy nữa thì xin đừng bao giờ vì lòng tự ái mà không chịu rời xa người ấy,nếu như bạn vẫn còn yêu người ấy,lẽ đương nhiên bạn sẽ hy vọng người ấy có được một cuộc sống hạnh phúc,vui vẻ hy vọng người ấy được ở cùng người mình yêu,đừng bao giờ ngăn cản người ấy có được hạnh phúc thật sự của mình nghĩa là bạn không còn yêu anh ( cô) ta nữa ,và nêu như bạn không còn yêu thì bạn lấy tư cách gì chỉ trích anh ta bạc tình.


Yêu không phải là chiếm hữu,bạn thích mặt trăng ,không thể đem trăng cất vào trong hộp ,nhưng ánh sáng của mặt trăng lại có thể chiếu sáng vào tận trong phòng bạn ,nói một cách khác ,khi bạn yêu một người bạn có thể có được người ấy bằng cách khác mà không cần chiếm hữu và khiến người yêu trở thành một hồi ức vĩnh hằng trong cuộc sống,nếu bạn thật sự yêu một người,phải yêu con người thực của anh ta ,yêu mặt tốt và yêu cả mặt sấu ,yêu cái ưu điểm lẫn khuyết điểm ,tuyệt đối không nên vì yêu anh ta mà hy vọng anh ta trở thành con người như bạn mong muốn,vì nếu anh ta không đươc như bạn thì bạn sẽ không còn yêu anh ta nữa.

Yêu thật sự một người nào đó,bạn không nói ra được nguyên nhân vì sao yêu mà chỉ biết rằng ,bất cứ lúc nào ,tâm trạng tốt hay sấu thì bạn cũng đều mong muốn người ấy ở bên cạnh bạn mà không có yêu cầu gì........Tóm lại,tình cảm không chỉ là nhận lại mà cần phải cho đi.

Xa cách cũng là một thử nghiệm tình yêu ,nếu tình yêu của bạn không đủ bền vững thì chỉ đành chịu thua .Tinh yêu chân chính sẽ không bao giờ oán hận.

Hai người khi yêu nhau ,thích nhất là bắt bạn mình phải thề,phải hứa.Tai sao chúng ta lại bắt người yêu ta làm như vậy ? Tất cả chỉ vì chúng ta không đủ tin tưởng vào người mình yêu ...Thề non hẹn biển là rất không thực tế .VD Như ( trời hoang đất lở cũng không thể thay đổi tình yêu của em với anh /) Dù vẫn biết không thể có chuyện biển cạn đá mòn ,trời hoang đất lở ,mà nếu có thì cũng không ai sông đén được ngày ấy ....nhưng bạn vẫn thích thề hứa như vậy.

Trong tinh yêu nói là một lẽ ,làm là một lẽ ,người nói không giám tin điều mình nói và người nghe thì không tin điều mình nghe.......

Còn bạn ,bạn đã tìm được người thứ mấy rồi ?

Trong cuộc đời, bạn đã găp được mấy người? Ai đã găp được bạn?

Bài giảng của Pháp sư Chứng Nghiêm ( Đài Loan ) Lược dich : Huyền Nga

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

31st October 2012, 11:48
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
23. Nóng giận là lấy lỗi lầm của người khác mà trừng phạt mình.



24. Người sung sướng không phải là người có nhiều, mà là người ít so đo.



25. Chịu khổ, khổ sẽ qua,

Khổ qua, rồi sẽ sướng,

Hưởng phúc, phúc sẽ hết,

Phúc hết, chuyện buồn đến.



26. Khi ngồi yên nên thường tịnh tâm suy nghĩ đến những lỗi sai của mình, lúc nhàn trò chuyện không nên bàn luận phải trái của người khác.



27. Giàu có chưa hẳn đã sung sướng, tự hỏi tâm mình thấy không có gì hổ thẹn mới yên lòng.



28. Trước khi phê bình người khác, nên tự hỏi mình đã hoàn hảo chưa.



29. Việc nhỏ không làm – Việc lớn khó thành.



30. Thành tựu lớn nhất của đời người ta là đứng lên được từ thất bại.



31. Miệng nói lời hay như nhả hoa sen, thốt ra lời dở như rắn độc phun nọc



32. Trên đời có hai việc không thể chờ đợi: HIẾU THẢO và LÀM VIỆC THIỆN.



33. Đạo đức là ngọn đèn chiếu sáng để bản thân tự vươn lên, chứ không phải là ngọn roi để trừng phạt người khác.



34. Tán thưởng người khác là sự nghiêm chỉnh của bản thân.



35. Luôn có lòng tốt thì luôn sống tốt.



36. Lý phải thẳng thắng – Lời nhã nhặn ôn hòa, tuy mình đúng lý nhưng vẫn phải nhỏ nhẹ thứ lỗi cho người.



37. Mang ơn người ta dù chỉ bằng giọt nước nhưng cũng phải đền ơn bằng cả nguồn nước.



38. Đối với cha mẹ chúng ta phải biết ơn, cảm ơn và đền ơn.



39. Một lời nói ấm áp dịu dàng như vẩy nước hoa thơm cho người khác, bản thân mình cũng được thơm lây vài giọt.



40. Chúng ta phải bảo vệ tốt môi trường cho xã hội, đồng thời cũng phải bảo vệ tốt môi trường cho tấm lòng của chúng ta.



41. Tụ nhiều giọt nước sẽ thành sông, gom nhiều hạt gạo sẽ đầy bồ, đừng xem thường bản thân, đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm.



42. Nói ít hơn nói nhiều – Nói điều tốt lành lại hơn nói ít.



43. Con người không sợ bị lỗi, chỉ sợ không chịu sửa lỗi, sửa lỗi không phải là điều khó.



44. Tấm lòng người ta như đồng ruộng, nếu không được gieo hạt giống tốt sẽ không có thu hoạch tốt.

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

31st October 2012, 11:49
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin
๖ۣۜAdmin

Danh hiệuAdmin

Admin
Đài Bắc, Đài Loan – Pháp sư Chứng Nghiêm có thể là vị nữ tu Phật giáo 72 tuổi tuân thủ nghiêm khắc đời sống kỷ luật của một tu viện có 160 sư cô, nhưng điều đó không có nghĩa là vị Ni sư này bỏ lỡ những tiến bộ về khoa học kỹ thuật tân tiến nhất hiện nay.

Bất cứ nơi nào Ni sư có mặt, dù ở ngôi tịnh thất nhỏ của bà ở miền đông Đài Loan hay trong khu phức hợp văn phòng bao la mà bà giám sát, lúc nào cũng có màn ảnh truyền hình gần kề, kể cả 2 cái lớn đặt nơi mỗi buổi sáng có khóa lễ.

Ni sư chủ trì cuộc họp hằng ngày qua đường truyền hình từ các máy điện toán trên bàn của mình và tổ chức các cuộc họp khẩn thông qua webcam và truyền hình. Từ đầu những năm 1990, Ni sư đã nhanh chóng lập địa chỉ e-mail và bắt đầu lướt web.

Ni sư Chứng Nghiêm là người sáng lập và là tổng quản trị của một tổ chức từ thiện phát triển nhanh nhất: đó là Sáng Hội Phật Giáo Từ Tế Đài Loan, một tổ chức phi chính phủ lớn nhất trong cộng đồng người Hoa trên thế giới.

Nhờ nối mạng điện tử nhanh chóng, Ni sư đã nghe nói về trận động đất tại Haiti trong tháng Giêng vừa qua ngay khi nó xảy ra và ngay tức thời bắt đầu điều phối một chương trình gây quỹ toàn cầu và thực hiện công cuộc cứu trợ.

Thường được so sánh với Mẹ Teresa, Ni sư Chứng Nghiêm cùng năm người khác khởi sự Từ Tế (Tzu Chi) vào năm 1966 khi họ bắt đầu may giày cho trẻ em để bán gây quỹ kiếm tiền cho người nghèo.

Khởi đầu trong một túp lều bằng gỗ không xa trụ sở chính ngày nay bao nhiêu, Từ Tế ngày nay đã thâu nhận nhiều nhà doanh nghiệp và Phật tử để huấn luyện họ trở thành thiện nguyện viên và hoạt động như một tập đoàn kinh tế.

Số lượng người giúp đỡ cho Từ Tế đã lên đến một triệu người vào năm 1989, cùng năm đó Ni sư đã cho xuất bản tập sách đầu tiên về những lời dạy tâm linh, được gọi là “Tịnh Tư Ngữ”.

Tuy nhiên, những hoạt động từ gốc rễ của Từ Tế thực sự thu hút chú ý của công chúng sau khi báo chí nước ngoài bắt đầu chỉ trích Đài Loan là một hòn đảo của lòng tham giữa lúc bong bóng thị trường chứng khoán vào năm 1990.

Tập sách này giờ đây đã được dịch ra 11 thứ tiếng và đã bán được 3 triệu 500 ngàn bản, và số người đóng góp cho Từ Tế đã lên đến con số 10 triệu người.

Ni sư Chứng Nghiêm chưa từng bao giờ đi ra khỏi Đài Loan vì bà bị bệnh tim. Nhưng điều này không ngăn cản Ni sư đem Từ Tế đến những nơi xa xôi. Từ Tế có chi nhánh tại 47 quốc gia khác nhau với số lượng lớn nhất là ở Mỹ, nơi Từ Tế có 99 văn phòng. Khoảng 30% người đóng góp cho Từ Tế sống ở bên ngoài Đài Loan, với nhóm lớn nhất khoảng 330,000 người ở Malaysia.

Năm ngoái, Từ Tế quyên góp lên đến 313 triệu dollars tại Đài Loan và ít nhất là 30 triệu dollars ở nước ngoài; không có con số tổng thể bởi vì Từ Tế không kiểm đếm số tiền quyên được từ các chi nhánh. Các chi nhánh Từ Tế đều tự duy trì và chỉ xin tài trợ từ tổng hành dinh khi cần thiết.

Từ Tế là mô hình của sự hiệu quả: số lượng nhân viên của Từ Tế chỉ khoảng 800 người. Từ Tế được hỗ trợ bởi một mạng lưới thiện nguyện viên bao gồm 2 triệu người, tăng từ 30,000 chỉ 17 năm trước đây.

Để so sánh, Hồng Thập Tự có ít hơn 1 triệu thiện nguyện viên, nhưng nó phải trả lương cho 34,000 nhân viên. Tổ chức Bangladesh BRAC, một tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới theo số lượng nhân viên, tuyển dụng hơn 120,000 nhân viên.

Kể từ sứ mạng từ thiện đầu tiên tại nước ngoài vào năm 1991 sau một trận lụt ở Bangladesh, các nhóm y tế và cứu trợ của Từ Tế đã hoạt động tại 70 quốc gia, với màu áo xanh đậm và quần trắng nổi bật, người ta có thể tìm thấy thiện nguyện viên Từ Tế ở những nơi xa xôi như Kosovo, Rwanda, Cam Bốt và Bắc Triều Tiên.

Tại Bắc Hàn, trong nhiều năm sau 1998, Từ Tế là tổ chức NGO duy nhất được phép trao quà đến tận tay người nhận, mà không phải chỉ giao hàng cứu trợ tại cảng như các tổ chức NGO quốc tế khác phải làm.

Năm 2003, Từ Tế đã là tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Đài Loan được đứng dưới trướng của Liên Hiệp Quốc và được Liên Hiệp Quốc bảo vệ tại các điểm nóng như Afghanistan, và trong năm 2008 Từ Tế là tổ chức từ thiện đầu tiên bên ngoài Hoa lục được phép đăng ký hoạt động tại Trung Quốc.

Trong tháng giêng năm nay, Bắc Kinh đã có một phán quyết theo đó danh xưng Từ Tế (có nghĩa là "từ bi cứu trợ"), xứng đáng được bảo vệ tác quyền từ một tổ chức địa phương muốn bắt chước tên.

Http://vn-answer.123.st by Đoàn Minh Tuấn

Sponsored content

Danh hiệu

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài Viết Liến Quan

    Bài viết mới cùng chuyên mục

      Thiện      mỹ EmptyThiện      mỹ Empty