14th September 2012, 15:34
๖ۣۜAdmin“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Vâng, ai trong chúng ta khi mở mắt chào đời, hình ảnh đầu tiên ta nhìn là mẹ và tiếng bập bẹ đầu tiên sẽ là b...a...ba. Mẹ có công sinh thành nuôi nấng; còn cha có công dạy dỗ ta nên người và giúp ta chọn nghề để sinh sống. Đó là hình ảnh của người cha trong đời; còn hình ảnh của người cha trong Đạo, cao cả hơn nhiều. Như người cha trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đó! Ngài đã ‘khai thị’ cho chúng ta ‘ngộ nhập’ tri kiến Phật để thoát ly được sanh tử luân hồi, không còn khổ đau nữa. Đức Phật chính là người Cha hiền, là người Thầy của chư Thiên và loài người. Cha mẹ ở đời sanh ra hình hài ta, Phật là cha sanh ra đời sống tâm linh ta. Ta được sanh ra từ miệng của Ngài. Ta nghe Ngài thuyết pháp mà phát triển đời sống tâm linh. Người cha này không phải cha đẻ ra ta, càng không phải là đấng sáng tạo như đức Chúa cha trong Kitô giáo, là biểu tượng cho uy quyền, mà là người cha biểu tượng cho tình thương cao cả. Người cha này không có cơn thịnh nộ, không trừng phạt ta, không đưa ta xuống địa ngục. Người cha này chỉ có lòng từ bi vô lượng; vì thế cho nên Ngài đã dùng nhiều phương tiện để cứu con ra khỏi nhà lửa nguy hiểm của tam giới.
Trong phẩm ‘Thí Dụ’ Ngài đã dùng hình tượng một ngôi nhà chỉ có một cửa ra vào, cột kèo xiêu ngả, trong nhà có hàng mấy chục đứa con đang nô đùa chơi giỡn, bỗng lửa bốc cháy tứ phía của ngôi nhà. Ông trưởng giả lo ngại và nghĩ rằng ông có thể đưa các con ra khỏi nhà lửa thì dễ dàng nhưng để các con tự ra khỏi nhà lửa ấy mới thật là khó khăn. Trong khi những đứa con cứ mãi miết chơi giỡn, không hề hay biết, không hề sợ lửa đốt cháy thân mình, và cũng không có ý muốn ra khỏi nhà lửa, nên ông trưởng giả mới nghĩ đến ba xe: xe dê, xe hươu, xe trâu để dụ các con ra khỏi nhà lửa. các con nghe cha cho đồ chơi tốt quý đều sanh lòng ưa thích, nên cùng nhau chạy mau ra. Ông trưởng giả thấy vậy lòng rất đỗi vui mừng, nên cho các con đồng một thứ xe trâu trắng lớn bậc nhất, trang trí bằng những vật quý giá. Với tâm lượng bình đẳng, ông không muốn có sự phân biệt giữa các con.
Cũng đồng như thế, trong kinh A Di Đà, Ngài cũng dạy rằng ‘các con cố gắng niệm Phật, một ngày, hai ngày, ..., thậm chí vài niệm thôi cũng được, nếu được nhất tâm bát loạn, vào lúc lâm chung, sẽ có đức Phật A Di Đà và Thánh chúng đến đón ta về Tây phương Cực lạc. Ở đó không có các khổ, chỉ hưởng toàn vui sướng, muốn gì được nấy. Ngài vì chúng sanh tham đắm ngũ dục thế gian mà mô tả ở cõi Cực lạc như vầy: đất cát thì bằng vàng, lan can, lưới, cây, ao bằng bảy báu, lâu đài bằng pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, có hoa sen lớn, có ánh sáng đủ màu, có mùi thơm vi diệu, có nhạc trời chim báu ngày đêm ca hót với âm thanh tuyệt vời. Cốt là để chuyển tham đắm ngũ dục của chúng sanh thành tâm thanh tịnh của bậc Thánh, như nhàm chán cõi phàm mà ưa thích cảnh giới ở cõi Tịnh độ. Cảm nhận lòng từ bi vô lượng của Ngài qua hai dụ trên, chúng ta vô cùng cảm thương và tôn kính Ngài.
Sang phẩm ‘Tín Giải’ với hình ảnh của một người cha bị đứa con hoang dại bỏ lại quê nhà. Ông ngày đêm trong suốt 50 năm ròng rã ngóng trông con trở về. Rồi một hôm cha tình cờ gặp được con, vì nỗi xúc động không kìm được ông bèn sai người đưa con về, nhưng người con thì quá sợ hãi cho nên đã bất tỉnh và ngất lịm. Thấy sự việc ép buộc và xảy ra như thế là không xong, ông liền hạ lệnh thả con ra và kế mật sai hai người tiều tụy đến dụ con mình cùng làm mướn để đổi lấy cái ăn mặc qua ngày, tức thì người con liền đồng ý ngay. Vì muốn gặp được con, ông tìm mọi cách để gần gũi và giả trang bằng một hình tướng như con mình, nghĩa là phải mặc áo quần thô rách và bẩn thỉu. Sau đó khuyến khích con làm việc và ông hứa sẽ ban thưởng xứng đáng cho con; nếu muốn thứ gì sẽ được thứ đó. Đến giờ sắp chết, ông mời toàn thể thân tộc hội họp và trong lúc đó tuyên bố rằng người cùng tử đó chính là con ruột của ông, và trao cho con tất cả tài sản hiện có của mình. Người con vui mừng khôn xiết và thầm nghĩ: ‘Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho báu này tự nhiên mà đến’. Kho báu đó chính là tri kiến Phật, là tri kiến Như Lai vốn tiềm ẩn sâu trong tâm thức của mỗi chúng ta.
Ở phẩm ‘Như Lai Thọ Lượng’ thì ngược lại. Người cha phương tiện và giả vờ chết, ngầm giáo huấn và mong con mình thức tỉnh. Phẩm này có một thí dụ về một vị thầy thuốc giỏi, trí tuệ sáng suốt, phương dược khéo luyện, bệnh nào cũng đều được chữa trị hết. Nhà lại có nhiều con cái, gặp lúc ông có việc phải đi xa, các con ở nhà uống phải thuốc độc, lăn lộn trên đất. Người cha trở về thấy các con khổ não, bèn theo các phuơng đã kinh nghiệm mà chế thuốc, màu sắc hương vị đều dễ chịu rồi bảo các con uống: ‘Đại lương dược này mùi sắc dễ chịu, lại có vị ngọt đầy đủ, các con nên uống, mau trừ khổ não, các bịnh hoạn cũng sẽ chóng được tiêu trừ’. Những đứa con không quên lời cha dặn, vừa nghe xong liền uống thuốc đó, bệnh tình mau chóng dứt sạch. Còn những đứa con quên mất lời cha dạy bảo, tuy rất vui mừng cầu xin cha chữa bệnh, nhưng thuốc thì không chịu uống. Vì sao? Vì độc thấm sâu, mất hết tâm trí. Vậy nên người cha dùng phương tiện giả chết để chuyển hóa họ. Nghĩ vậy ông liền bảo: “Ta nay đã già yếu, giờ chết đã cận kề, lương dược tốt này nay ta để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo bịnh không lành”. Nói rồi ông bỏ đi sang nước khác và cho người về báo tin rằng ông đã chết. Hay tin dữ, những đứa con ngỗ nghịch mà đã quên hẳn lời cha dạy, bấy giờ mới giựt mình liền nghĩ: ‘cha lành đã chết thì nay còn ai đâu mà cứu hộ cho mình. Vì thường nhớ thương như thế, tâm trí liền tỉnh ngộ, rõ thuốc của cha để lại là thuốc hay, bèn đem ra dùng, bao nhiêu độc bệnh đều tiêu hết. Được nghe tin này, người cha liền trở về cho các con thấy mặt.
Phật thị hiện cõi Ta Bà này có sanh diệt nhằm để cho những chúng sanh giải đãi, cần phải lưu tâm, sanh lòng cung kính, tinh tấn tu hành, nếu không thì sẽ khó gặp được Phật. Cũng vậy, vị lương y trong phẩm ‘Như Lai Thọ Lượng’ bốc thuốc xong rồi tự mình bỏ đi; vì lòng muốn cho các con dẹp bỏ cái tâm ỷ lại nơi người cha mà quý thuốc vậy. Còn sự thật Phật vẫn thường trụ thế giới này và diễn giảng vi diệu pháp, Ngài luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta. Như những người uống thuốc, uống thuốc rồi tâm trở nên sáng suốt và điềm tĩnh, ý niệm cao thượng và một lòng hướng Phật, thì mới được Phật cảm ứng. Ngược lại, không hướng về Phật mà hướng theo năm món dục lạc, thì sẽ bị vô minh che mất tuệ giác và chơn tánh tối thượng, làm sao mà có thể thấy Phật được. Ngày nay Báo thân Phật tuy không còn nhưng Pháp thân Ngài vẫn thường trụ. Giáo pháp Ngài vẫn đi vào cuộc sống, chia sẻ vui buồn với chúng sanh, đem lại nguồn an lạc giải thoát cho mọi người. Con thắp ba nén nhang thành kính cúng dường Ngài vì Ngài là một Đấng từ bi vô lượng và trí tuệ vô biên. Ngài là một người Cha của tất cả chúng sanh, chúng con nguyện nương theo đức hạnh của Ngài để vững bước trên con đường học đạo, và hành đạo giúp đời. Con xin trích lời dạy trong Từ Bi Thuỷ Sám Pháp làm phần kết cho bài viết của mình:
“Muốn báo ân Phật
Thì ngay đời này
Hãy cố nỗ lực
Dũng mãnh tinh tấn;
Chịu khổ chịu nhọc
Không tiếc thân mạng
Hộ trì Tam bảo
Truyền bá đại thừa
Cảm hóa chúng sanh
Đồng vào biển giác”.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Vâng, ai trong chúng ta khi mở mắt chào đời, hình ảnh đầu tiên ta nhìn là mẹ và tiếng bập bẹ đầu tiên sẽ là b...a...ba. Mẹ có công sinh thành nuôi nấng; còn cha có công dạy dỗ ta nên người và giúp ta chọn nghề để sinh sống. Đó là hình ảnh của người cha trong đời; còn hình ảnh của người cha trong Đạo, cao cả hơn nhiều. Như người cha trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đó! Ngài đã ‘khai thị’ cho chúng ta ‘ngộ nhập’ tri kiến Phật để thoát ly được sanh tử luân hồi, không còn khổ đau nữa. Đức Phật chính là người Cha hiền, là người Thầy của chư Thiên và loài người. Cha mẹ ở đời sanh ra hình hài ta, Phật là cha sanh ra đời sống tâm linh ta. Ta được sanh ra từ miệng của Ngài. Ta nghe Ngài thuyết pháp mà phát triển đời sống tâm linh. Người cha này không phải cha đẻ ra ta, càng không phải là đấng sáng tạo như đức Chúa cha trong Kitô giáo, là biểu tượng cho uy quyền, mà là người cha biểu tượng cho tình thương cao cả. Người cha này không có cơn thịnh nộ, không trừng phạt ta, không đưa ta xuống địa ngục. Người cha này chỉ có lòng từ bi vô lượng; vì thế cho nên Ngài đã dùng nhiều phương tiện để cứu con ra khỏi nhà lửa nguy hiểm của tam giới.
Trong phẩm ‘Thí Dụ’ Ngài đã dùng hình tượng một ngôi nhà chỉ có một cửa ra vào, cột kèo xiêu ngả, trong nhà có hàng mấy chục đứa con đang nô đùa chơi giỡn, bỗng lửa bốc cháy tứ phía của ngôi nhà. Ông trưởng giả lo ngại và nghĩ rằng ông có thể đưa các con ra khỏi nhà lửa thì dễ dàng nhưng để các con tự ra khỏi nhà lửa ấy mới thật là khó khăn. Trong khi những đứa con cứ mãi miết chơi giỡn, không hề hay biết, không hề sợ lửa đốt cháy thân mình, và cũng không có ý muốn ra khỏi nhà lửa, nên ông trưởng giả mới nghĩ đến ba xe: xe dê, xe hươu, xe trâu để dụ các con ra khỏi nhà lửa. các con nghe cha cho đồ chơi tốt quý đều sanh lòng ưa thích, nên cùng nhau chạy mau ra. Ông trưởng giả thấy vậy lòng rất đỗi vui mừng, nên cho các con đồng một thứ xe trâu trắng lớn bậc nhất, trang trí bằng những vật quý giá. Với tâm lượng bình đẳng, ông không muốn có sự phân biệt giữa các con.
Cũng đồng như thế, trong kinh A Di Đà, Ngài cũng dạy rằng ‘các con cố gắng niệm Phật, một ngày, hai ngày, ..., thậm chí vài niệm thôi cũng được, nếu được nhất tâm bát loạn, vào lúc lâm chung, sẽ có đức Phật A Di Đà và Thánh chúng đến đón ta về Tây phương Cực lạc. Ở đó không có các khổ, chỉ hưởng toàn vui sướng, muốn gì được nấy. Ngài vì chúng sanh tham đắm ngũ dục thế gian mà mô tả ở cõi Cực lạc như vầy: đất cát thì bằng vàng, lan can, lưới, cây, ao bằng bảy báu, lâu đài bằng pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, có hoa sen lớn, có ánh sáng đủ màu, có mùi thơm vi diệu, có nhạc trời chim báu ngày đêm ca hót với âm thanh tuyệt vời. Cốt là để chuyển tham đắm ngũ dục của chúng sanh thành tâm thanh tịnh của bậc Thánh, như nhàm chán cõi phàm mà ưa thích cảnh giới ở cõi Tịnh độ. Cảm nhận lòng từ bi vô lượng của Ngài qua hai dụ trên, chúng ta vô cùng cảm thương và tôn kính Ngài.
Sang phẩm ‘Tín Giải’ với hình ảnh của một người cha bị đứa con hoang dại bỏ lại quê nhà. Ông ngày đêm trong suốt 50 năm ròng rã ngóng trông con trở về. Rồi một hôm cha tình cờ gặp được con, vì nỗi xúc động không kìm được ông bèn sai người đưa con về, nhưng người con thì quá sợ hãi cho nên đã bất tỉnh và ngất lịm. Thấy sự việc ép buộc và xảy ra như thế là không xong, ông liền hạ lệnh thả con ra và kế mật sai hai người tiều tụy đến dụ con mình cùng làm mướn để đổi lấy cái ăn mặc qua ngày, tức thì người con liền đồng ý ngay. Vì muốn gặp được con, ông tìm mọi cách để gần gũi và giả trang bằng một hình tướng như con mình, nghĩa là phải mặc áo quần thô rách và bẩn thỉu. Sau đó khuyến khích con làm việc và ông hứa sẽ ban thưởng xứng đáng cho con; nếu muốn thứ gì sẽ được thứ đó. Đến giờ sắp chết, ông mời toàn thể thân tộc hội họp và trong lúc đó tuyên bố rằng người cùng tử đó chính là con ruột của ông, và trao cho con tất cả tài sản hiện có của mình. Người con vui mừng khôn xiết và thầm nghĩ: ‘Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho báu này tự nhiên mà đến’. Kho báu đó chính là tri kiến Phật, là tri kiến Như Lai vốn tiềm ẩn sâu trong tâm thức của mỗi chúng ta.
Ở phẩm ‘Như Lai Thọ Lượng’ thì ngược lại. Người cha phương tiện và giả vờ chết, ngầm giáo huấn và mong con mình thức tỉnh. Phẩm này có một thí dụ về một vị thầy thuốc giỏi, trí tuệ sáng suốt, phương dược khéo luyện, bệnh nào cũng đều được chữa trị hết. Nhà lại có nhiều con cái, gặp lúc ông có việc phải đi xa, các con ở nhà uống phải thuốc độc, lăn lộn trên đất. Người cha trở về thấy các con khổ não, bèn theo các phuơng đã kinh nghiệm mà chế thuốc, màu sắc hương vị đều dễ chịu rồi bảo các con uống: ‘Đại lương dược này mùi sắc dễ chịu, lại có vị ngọt đầy đủ, các con nên uống, mau trừ khổ não, các bịnh hoạn cũng sẽ chóng được tiêu trừ’. Những đứa con không quên lời cha dặn, vừa nghe xong liền uống thuốc đó, bệnh tình mau chóng dứt sạch. Còn những đứa con quên mất lời cha dạy bảo, tuy rất vui mừng cầu xin cha chữa bệnh, nhưng thuốc thì không chịu uống. Vì sao? Vì độc thấm sâu, mất hết tâm trí. Vậy nên người cha dùng phương tiện giả chết để chuyển hóa họ. Nghĩ vậy ông liền bảo: “Ta nay đã già yếu, giờ chết đã cận kề, lương dược tốt này nay ta để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo bịnh không lành”. Nói rồi ông bỏ đi sang nước khác và cho người về báo tin rằng ông đã chết. Hay tin dữ, những đứa con ngỗ nghịch mà đã quên hẳn lời cha dạy, bấy giờ mới giựt mình liền nghĩ: ‘cha lành đã chết thì nay còn ai đâu mà cứu hộ cho mình. Vì thường nhớ thương như thế, tâm trí liền tỉnh ngộ, rõ thuốc của cha để lại là thuốc hay, bèn đem ra dùng, bao nhiêu độc bệnh đều tiêu hết. Được nghe tin này, người cha liền trở về cho các con thấy mặt.
Phật thị hiện cõi Ta Bà này có sanh diệt nhằm để cho những chúng sanh giải đãi, cần phải lưu tâm, sanh lòng cung kính, tinh tấn tu hành, nếu không thì sẽ khó gặp được Phật. Cũng vậy, vị lương y trong phẩm ‘Như Lai Thọ Lượng’ bốc thuốc xong rồi tự mình bỏ đi; vì lòng muốn cho các con dẹp bỏ cái tâm ỷ lại nơi người cha mà quý thuốc vậy. Còn sự thật Phật vẫn thường trụ thế giới này và diễn giảng vi diệu pháp, Ngài luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta. Như những người uống thuốc, uống thuốc rồi tâm trở nên sáng suốt và điềm tĩnh, ý niệm cao thượng và một lòng hướng Phật, thì mới được Phật cảm ứng. Ngược lại, không hướng về Phật mà hướng theo năm món dục lạc, thì sẽ bị vô minh che mất tuệ giác và chơn tánh tối thượng, làm sao mà có thể thấy Phật được. Ngày nay Báo thân Phật tuy không còn nhưng Pháp thân Ngài vẫn thường trụ. Giáo pháp Ngài vẫn đi vào cuộc sống, chia sẻ vui buồn với chúng sanh, đem lại nguồn an lạc giải thoát cho mọi người. Con thắp ba nén nhang thành kính cúng dường Ngài vì Ngài là một Đấng từ bi vô lượng và trí tuệ vô biên. Ngài là một người Cha của tất cả chúng sanh, chúng con nguyện nương theo đức hạnh của Ngài để vững bước trên con đường học đạo, và hành đạo giúp đời. Con xin trích lời dạy trong Từ Bi Thuỷ Sám Pháp làm phần kết cho bài viết của mình:
“Muốn báo ân Phật
Thì ngay đời này
Hãy cố nỗ lực
Dũng mãnh tinh tấn;
Chịu khổ chịu nhọc
Không tiếc thân mạng
Hộ trì Tam bảo
Truyền bá đại thừa
Cảm hóa chúng sanh
Đồng vào biển giác”.